Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Năm 2021
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang 9 tháng đầu năm 2021
Thứ ba, Ngày 28 Tháng 9 Năm 2021

    Trong chín tháng đầu năm 2021, dịch bệnh covid-19 cả nước nói chung, trên địa bàn tỉnh nói riêng đã và đang diễn ra rất phức tạp, tác động rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh và cuộc sống của người dân. Lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp phòng chống dịch bệnh covid-19 đồng thời rất quân tâm chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và đề ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kết quả thực hiện trên các lĩnh vực đạt được như sau:

    I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ

    1. Tài chính - Ngân hàng:

    a. Tài chính:

    Thu ngân sách nhà nước: 9 tháng đầu năm 2021 ước thu được 13.703 tỷ đồng, đạt 102,1% dự toán, giảm 12,8% so cùng kỳ; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 6.569 tỷ đồng, đạt 61,9% dự toán và giảm 14,7% so cùng kỳ; thu nội địa 6.224 tỷ đồng, đạt 60,21% dự toán, giảm 17,3% so cùng kỳ. Các khoản thu chủ yếu như sau:

    + Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.071 tỷ đồng, đạt 60% dự toán, giảm 16,7% so cùng kỳ do hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do tác động dịch covid-19, phần lớn các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn phải tạm ngưng hoạt động.

    + Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 736 tỷ đồng, đạt 52,6% dự toán, giảm 16,4% so cùng kỳ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp từ giữa tháng 6/2021 cho đến nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh do có ca nhiễm bệnh đã phải phong tỏa, ngừng hoạt động để kiểm soát dịch bệnh. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh chỉ cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hoạt động theo phương án “3 tại chỗ” sau khi được thẩm định, công nhận và kiểm tra sau công nhận phương án “3 tại chỗ”.

    + Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 1.068 tỷ đồng, đạt 64,7% dự toán, giảm 11,3% so cùng kỳ do thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, địa phương ngừng phát hành xổ số kiến thiết từ 12/6/2021

    Chi ngân sách nhà nước: Tổng chi ngân sách 9 tháng đầu năm 2021 là 9.608 tỷ đồng đạt 78,4% dự toán, giảm 26,8% so cùng kỳ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP hỗ trợ người dân gặp khó khăn, ngân sách địa phương đã kịp thời bổ sung cho các huyện, thành, thị để chi hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, trong đó: chi đầu tư phát triển 2.529 tỷ đồng, đạt 68,3% dự toán, giảm 38,9%; chi hành chính sự nghiệp 5.008 tỷ đồng, đạt 72,9% dự toán và giảm 3% so cùng kỳ.

    b. Ngân hàng:

    Đến cuối tháng 8/2021, vốn huy động đạt 77.741 tỷ, tăng 2,5% so với cuối năm 2020; tổng dư nợ cho vay thực hiện là 69.937 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cuối năm 2020, tăng dần trong 8 tháng, bình quân tăng 1,1%/tháng. Tăng trưởng dư nợ tốt, cao hơn 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính đến cuối tháng 9/2021, nguồn vốn huy động đạt 77.783 tỷ, tăng 2,6%; tổng dư nợ đạt 69.986 tỷ, tăng 8,8% so với cuối năm 2020.

    Lãy suất huy động: Mặt bằng lãi suất tiếp tục được duy trì phù hợp,ổn định ở mức thấp nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng khách hàng duy trì sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Lãi suất huy động tối đa bằng VND đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng (0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng; 4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng)

    + Lãy suất cho vay VNĐ: phổ biến ở mức trên 4,5%-9%/năm đối với ngắn hạn (chiếm 62,20% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn VNĐ) và trên 11%-13%/năm đối với trung dài hạn (chiếm 51,94% tổng dư nợ cho vay TDH VNĐ). Các TCTD thực hiện nghiêm các mức trần lãi suất theo quy định của NHNNVN nhất là trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN là 4,5%/năm.

    Nợ xấu: đến cuối tháng 8/2021 là 859 tỷ đồng, tỷ lệ 1,23%, giảm 0,02% so với cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, nằm trong sự kiểm soát, có chuyển biến tích cực theo chiều hướng giảm.

    Quỹ tín dụng nhân dân: đến cuối 7/2021, tổng nguồn vốn huy động 1.241 tỷ đồng, tăng 9,7% và dư nợ cho vay 854 tỷ đồng, tăng 0,4% so cuối năm 2020. Nợ xấu: số dư 4,8 tỷ đồng, so cuối năm 2020 tỷ lệ nợ xấu 5,3%, tăng 0,3%.

    2. Giá cả, lạm phát:

    Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tại địa phương thực hiện giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng. Bênh cạnh đó để giảm bớt những khó khăn cho người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhà nước đã hỗ trợ giá một số mặt hàng như: điện, nước sinh hoạt,... là những nguyên nhân làm chỉ số giá tiêu dùng giảm hơn so tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2021 giảm 0,24% so tháng 8/2021 (thành thị giảm 0,41%, nông thôn giảm 0,2%); so cùng kỳ tăng 2,55%.

    So với tháng 8/2021, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có có 2 nhóm hàng giảm: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 2,26%; Giao thông giảm 0,16%. Có  6 nhóm hàng tăng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,54% (lương thực tăng 1,04%, thực phẩm tăng 0,65%); Đồ uống và thuốc lá tăng 0,23%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,02%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,19%; Giáo dục tăng 0,03% và nhóm Hàng hóa dịch vụ khác tăng 0,13%.  Các nhóm hàng còn lại như: Thuốc và dịch vụ y tế; Bưu chính viễn thông và Văn hoá, giải trí và du lịch có chỉ số giá ổn định.

    Nguyên nhân chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2021 giảm so tháng 8/2021:

    - Giá điện sinh hoạt bình quân trong tháng giảm 14,05%, nước sinh hoạt giảm 1,25%, nguyên nhân do giá điện, nước tháng này được nhà nước hỗ trợ giá cho người dân khi sử dụng điện, nước sinh hoạt do ảnh hưởng tình hình bệnh dịch COVID-19.

    - Giá xăng dầu điều chỉnh tăng vào ngày 10/9/2021 nhưng do chu kỳ tính CPI bình quân trong tháng, nên giá xăng dầu còn chịu tác động giảm của các kỳ điều chỉnh trước đó (ngày 11 và ngày 26/8/2021). Tính chung: giá xăng dầu giảm 0,32% so với tháng trước.

    - Do giá trứng gia cầm các loại giảm 6,03% do qua mùa chế biến bánh Trung thu, sức mua giảm, giá giảm theo.

    Bên cạnh đó, một số mặt hàng có chỉ số giá tăng go các nguyên nhân sau:

    Giá gạo tháng này tăng 0,59%, nguyên nhân do: tình hình xuất khẩu gạo thuận lợi hơn tháng trước, các doanh nghiệp tăng cường thu mua để đáp ứng đủ số lượng gạo đã ký kết hợp đồng ngay từ đầu năm, dẫn đến giá gạo bán lẻ tăng lên.

    - Giá thịt lợn tăng 1,06%, thịt gia cầm các loại tăng 1,32%: do ảnh hưởng dịch bệnh Covid kéo dài, hầu hết các lò giết mổ trong tỉnh đều thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, nên các lò giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh hoạt động bị hạn chế, dẫn đến nguồn cung ứng sản lượng thịt ra bên ngoài thị trường ít, giá bán tăng nhẹ so với tháng trước.

    - Giá rau tươi, khô và chế biến tăng 0,42% là do tình hình dịch bệnh Covid-19 tại địa phương được kiểm soát tốt, nút thắc giao thông của các mặt hàng nông sản từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ được cải thiện, nên hàng hoá nông sản, trái cây được lưu thông thông thoáng hơn tháng trước, dẫn đến giá bán lẻ tăng.

    - Giá gas tăng 0,82%, tương ứng tăng 3.000 đồng/bình 12 kg màu xám vào ngày 01/9/2021.

    Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý III năm 2021, tăng 0,8% so quý trước và tăng 3,37% so cùng kỳ năm trước. Một số nhóm hàng có chỉ số giá tăng nhiều trong quý III năm 2021 so cùng kỳ như: Giá xăng, dầu trong nước tăng 39,5% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 2,76 điểm phần trăm. Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, giá gas quý III/2021 tăng 36,64% so với cùng kỳ năm trước làm CPI chung tăng 0,44 điểm phần trăm. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 9,46% so cùng kỳ năm trước (làm CPI tăng 0,29 điểm phần trăm) do giá thép tăng khi giá nguyên vật liệu đầu vào sản xuất thép tăng cao...

    Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2021 so cùng kỳ tăng 2,8%. Một số nhóm hàng có chỉ số giá tăng nhiều so cùng kỳ như: Giá xăng dầu trong nước tăng 23,54%; Gas và các loại chất đốt khác tăng 22,92%; Gạo  tăng 9,33%; … do giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu dự trữ gạo do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19…

    Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 9/2021 giảm 0,04% so tháng trước, giảm 4,66% so cùng kỳ; giá vàng bình quân tháng 9/2021 là 5.179 ngàn đồng/chỉ, giảm 253 ngàn đồng/chỉ so cùng kỳ.

    Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 9/2021 giảm 0,58% so tháng trước và giảm 1,68% so cùng kỳ; giá bình quân tháng 9/2021 là 22.880 đồng/USD, giảm 390 đồng/USD so cùng kỳ.

    3. Đầu tư và Xây dựng:

    Vốn đầu tư toàn xã hội quý III/2021, ước thực hiện được 8.551 tỷ đồng, đạt 21,6% kế hoạch, giảm 14% so cùng kỳ; trong đó: vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 5.059 tỷ đồng, chiếm 59,2%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 770 tỷ đồng, chiếm 9%; vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 1.113 tỷ đồng, chiếm 13%.

    Chín tháng đầu năm 2021, vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện 24.351 tỷ đồng, đạt 61,4% kế hoạch, giảm 2,7% so cùng kỳ; trong đó: vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 16.077 tỷ đồng, tăng 0,1%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.345 tỷ đồng, giảm 27,6%, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 2847 tỷ đồng, giảm 23,4% so cùng kỳ.

    Chín tháng đầu năm 2021, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý là 2.246 tỷ đồng, đạt 61,2% kế hoạch, giảm 34,4% so cùng kỳ; gồm có: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 1.712 tỷ đồng, giảm 32,9%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 393 tỷ đồng, giảm 37,4%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 141 tỷ đồng, giảm 42.8% so cùng kỳ.

    Trong 09 tháng đầu năm 2021, Ban Quản lý không có cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới. Điều chỉnh cho 16 lượt dự án đầu tư bằng 76,19% so với cùng kỳ, trong đó có 05 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư 9 tháng đầu năm là 178,9 tỷ USD giảm 0,03% so với cùng, trong đó vốn đầu tư mới không có chủ yếu các dự án điều chỉnh tăng vốn.

    Giá trị sản xuất ngành xây dựng (giá so sánh 2010), chín tháng đầu năm 2021 thực hiện 7.149 tỷ đồng, tăng 1,2% so cùng kỳ. Theo giá hiện hành, giá trị sản xuất ngành xây dựng 9 tháng đầu năm 2021 thực hiện 10.636 tỷ đồng, tăng 3,8% so cùng kỳ.

    4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp:

    Theo báo cáo Sở kế hoạch - Đầu tư, Số doanh nghiệp thành lập mới 9 tháng đầu năm 2021 là 390 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 2.750 tỷ đồng, đạt 55% so với kế hoạch, giảm 33% về số doanh nghiệp và giảm 12% về vốn đăng ký so cùng kỳ; trong đó 500 đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động (100 chi nhánh, 382 địa điểm kinh doanh, 18 văn phòng đại diện), giảm 49,4% so cùng kỳ. Tính đến cuối tháng 9/2021, toàn tỉnh hiện có khoảng 6.510 doanh nghiệp hoạt động. 9 tháng năm 2021 có 71 doanh nghiệp đăng ký giải thể giảm 4,1% và 30 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng giảm 38,8% so cùng kỳ. Ngành nghề giải thể tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực dịch vụ cho thuê xe, vận tải, giáo dục, nhà trọ, khách sạn  chiếm 33,8%, là các lĩnh vực bị ảnh hưởng rất lớn của dịch bệnh; Về quy mô doanh nghiệp giải thể: 33,8% doanh nghiệp giải thể có vốn đăng ký dưới 1 tỷ đồng; 46,5% doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng. Các doanh nghiệp giải thể chủ yếu có quy mô nhỏ dễ bị tổn thương do tác động tiêu cực từ bên ngoài.

    Số hộ kinh doanh thành lập mới 9 tháng đầu năm 2021 là 2.500 hộ kinh doanh, giảm 32,2% so cùng kỳ 2020. Lũy kế đến hết tháng 09/2021, toàn tỉnh có 59.800 hộ kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc giảm đáng kể - do dịch Covid-19 bùng phát rất mạnh và diễn biến phức tạp, tỉnh Tiền Giang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để kiểm soát dịch bệnh.

    5. Sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản:

    a. Nông nghiệp

    * Trồng trọt: Cây lương thực có hạt trong 9 tháng đầu năm 2021, gieo trồng 133.578 ha, đạt 99,7% kế hoạch, giảm 4,2% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 740.371 tấn, đạt 92,1% kế hoạch, tăng 7,1% so với cùng kỳ; trong đó: cây lúa gieo sạ 131.342 ha, giảm 3,4% so cùng kỳ, thu hoạch 115.858 ha, tăng 5,9% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch đạt 732.466 tấn, tăng 7,8% so với cùng kỳ.

    - Cây lúa:

    Vụ Đông Xuân 2020 - 2021: chính thức gieo trồng 51.647 ha, giảm 10,3% so cùng kỳ. Nguyên nhân giảm do chuyển từ diện tích trồng lúa sang trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao hơn như: sầu riêng, mít, thanh long. Mặt khác, do hạn, mặn kéo dài ở khu vực phía đông chưa xả sổ kịp độ mặn nên một số diện tích không dám gieo trồng đã chuyển sang trồng rau, màu các loại. Năng suất thu hoạch đạt 71,1 tạ/ha, tăng 7,8% so cùng kỳ. Vụ Đông Xuân 2020- 2021 được triển khai thực hiện sớm hơn so cùng kỳ để tránh hạn mặn trong mùa khô và thời tiết thuận lợi hơn giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, sâu bệnh ít, thời gian lúa trổ gặp thời tiết tương đối thuận lợi giúp thụ phấn và đậu hạt tốt, có 2- 3 cơn mưa trái mùa giúp đủ nước cung cấp cho cây lúa trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển nên cho năng suất cao. Sản lượng thu hoạch 367.189 tấn, giảm 1,8% so cùng kỳ. Nguyên nhân do diện tích gieo trồng giảm. Năm nay, giá bán giá lúa tươi bán tại ruộng từ 6.500- 7.500 đ/kg cao hơn so với cùng kỳ năm trước từ 1.900-2.500 đ/kg tùy theo loại giống nên bà con nông dân có lãi.

    Vụ Hè thu (Xuân Hè + Hè Thu): Mùa mưa đến sớm, không chịu ảnh hưởng bởi hạn, mặn nên sản xuất lúa vụ Hè thu 2021 tương đối thuận lợi. Bố trí sản xuất hợp lý, lịch thời vụ chuyển dịch phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái. Diện tích gieo trồng 74.728 ha (bao gồm vụ Xuân hè 24.905 ha và Hè thu 49.823 ha) đạt 97,5% kế hoạch, giảm 1,5% so cùng kỳ. Thu hoạch lúa Hè Thu đạt 64.211 ha, tăng 21,7% so cùng kỳ; năng suất đạt 56,9 tạ/ha, giảm 1,9% so cùng kỳ. Sản lượng đạt 365.277 tấn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng giảm so cùng kỳ do chuyển đổi sang trồng cây rau màu, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn và nhu cầu nguồn nước tưới ít hơn so với trồng lúa.

    Vụ Thu đông: Diện tích gieo trồng 4.967 ha; tăng 92,2% so cùng kỳ (gieo trồng chủ yếu ở huyện Tân Phước 1.190 ha, Châu Thành 737 ha và 05 huyện phía đông 3.040 ha). Dù chủ trương cắt vụ lúa Thu đông nhằm tránh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình hình hạn, mặn đã được ngành Nông nghiệp khuyến cáo, nhưng việc tổ chức thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ dân không tuân thủ khuyến cáo, chấp nhận thiệt hại dù đã được các địa phương tuyên truyền, vận động.

    - Cây ngô: Diện tích trồng trong tháng 85 ha, nâng tổng diện tích gieo trồng 2.236 ha, giảm 33,7% so cùng kỳ; năng suất bình quân 35,6 tạ/ha, sản lượng 7.905 tấn, giảm 32,8% so cùng kỳ, do chịu ảnh hưởng một phần hạn mặn kéo dài của năm 2020 và chuyển đổi sang trồng cây thanh long, một số cây ăn quả khác. Trong đó, huyện Chợ Gạo nằm trong vùng ngọt hóa Gò Công phía đông tỉnh Tiền Giang có diện tích trồng ngô lớn nhất tỉnh với 958 ha chiếm 42,8% diện tích ngô toàn tỉnh. Đây cũng là địa phương có tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang các cây trồng khác mạnh nhất tỉnh.

    Cây rau đậu các loại: 9 tháng năm 2021 gieo trồng 53.837 ha, đạt 86,2% kế hoạch, tăng 6,3% so cùng kỳ; thu hoạch 45.374 ha, tăng 2,9% so cùng kỳ; với sản lượng 919.928, đạt 76% kế hoạch, tăng 3,4% so cùng kỳ. Bao gồm diện tích gieo trồng rau các loại 53.589 ha, tăng 6,3% so cùng kỳ, nguyên nhân do chuyển từ đất trồng lúa, năng suất ước 203,4 tạ/ha tăng 0,4% so cùng kỳ, sản lượng 919.421 tấn, tăng 3,4% so cùng kỳ do nông hộ tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, mở rộng quy mô trồng rau trong nhà lưới kiểm soát được sâu bệnh, nhiều loại giống mới được đưa vào sản xuất nên năng suất, sản lượng tăng; Diện tích gieo trồng đậu các loại 248 ha, so cùng kỳ tăng 19,9%; Sản lượng 507 tấn, so cùng kỳ tăng 4,5% do diện tích thu hoạch tăng.

    Chăn nuôi: Thời điểm 01/9/2021 tổng đàn gian súc, gia cầm của tỉnh như sau: Đàn bò hiện có 120.351 con, tăng 1,8% so cùng kỳ, tương ứng tăng 2.157 con so cùng kỳ, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng trong tháng đạt 1.543 tấn, cộng dồn đạt 16.986 tấn, giảm 4,2% tương ứng giảm 744,29 tấn so với cùng kỳ; Đàn lợn là 273.816 con, giảm 5,3% tương ứng giảm 420 con so với cùng kỳ, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng 9 đạt 5.901 tấn giảm 15,4% tương ứng giảm 1.075 tấn so cùng kỳ, cộng dồn 9 tháng đạt 57.067 tấn, giảm 13,3% tương ứng giảm 8.753 tấn. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn biến rất phức tạp, dịch vụ vận tải đã ngừng hoạt động, trên địa bàn tỉnh thực hiện giãn cách nghiêm ngặt và phong tỏa khu Trung tâm Thành phố Mỹ Tho, vì vậy khâu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Tổng đàn gia cầm của tỉnh là 17.200 ngàn con, tăng 2,8% tương ứng tăng 470,96 ngàn con so với cùng kỳ. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng trong tháng 9 đạt 3.770 tấn, giảm 15,6% tương ứng giảm 695 tấn. Nâng tổng số sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng 9 tháng năm 2021 đạt 41.385,15 tấn, giảm 2,5% tương ứng giảm 1.045,45 tấn so với cùng kỳ. Nguyên nhân do dịch Covid-19, tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.

    b. Lâm nghiệp

    Tổng diện tích rừng hiện có là 1.925,1 ha (không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng). Trong đó rừng phòng hộ 1.337,4 ha (huyện Gò Công Đông: 444,8 ha; huyện Tân Phú Đông: 848,8 ha và huyện Tân Phước: 43,8 ha) và 587,7 ha rừng sản xuất.

    Trong tháng 9/2021 toàn tỉnh thực hiện trồng mới được 8,3 ngàn cây phân tán nâng tổng số cây trồng từ đầu năm đến nay là 827,9 ngàn cây các loại, tăng 31,4% so với cùng kỳ do trong tháng có mưa nhiều, cây đựợc trồng ven các tuyến đường đi mới mở, nâng cấp theo chuẩn nông thôn mới (các loại cây trồng mới chủ yếu là cây bạch đàn, tràm bông vàng).

    Trong 9 tháng năm 2021, sản lương khai thác gỗ đạt 27.531 m3, giảm 7,5% so với cùng kỳ. Các loại gỗ được khai thác chủ yếu từ các loại cây bạch đàn, bạch đàn cao sản, dầu gió, tràm lanh. Nguyên nhân giảm là do diện tích rừng và chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả khác như cây khóm, mít, chanh, sầu riêng nên sản lượng gỗ khai thác giảm; Khai thác củi đạt 108.872 Ste củi các loại, giảm 1,4% so cùng kỳ. Sản lượng củi khai thác giảm do các hộ dân ở huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước ít khai thác và chuyển qua trồng cây ăn trái.

    c. Thủy hải sản:

    Diện tích nuôi thủy hải sản các loại trong tháng 9 đạt 693 ha, giảm 2,7% so cùng kỳ năm 2020; Trong quý III/2021 diện tích nuôi trong thủy sản đạt 1.565 ha, giảm 21,4% so cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2021, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 14.778 ha, đạt 97,3% kế hoạch, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2020; bao gồm nuôi thủy sản nước ngọt thả nuôi được 4.430 ha, so cùng kỳ tăng 0,4%. Nguyên nhân nuôi trồng thủy sản nước ngọt tăng là do ít bị ảnh hưởng hạn mặn kết hợp với mực nước nội đồng đủ nước nên các hộ tiến hành thả nuôi. Ngoài việc nuôi theo truyền thống ở hộ gia đình thì phong trào nuôi cá da trơn dọc bờ sông Tiền với hình thức nuôi công nghiệp cũng duy trì; nuôi thủy sản mặn, lợ trong 9 tháng đầu năm toàn tỉnh nuôi được 10.348 ha, tăng 0,3% so cùng kỳ, diện tích tăng chủ yếu là nuôi tôm sú nuôi quảng canh và nuôi tôm thẻ chân trắng do độ mặn và thời tiết thích hợp thì tiến hành thả giống, các hộ nuôi tôm thâm canh và quảng canh cải tiến rất thận trọng trong việc chọn mua giống. Tình hình nuôi nghêu ổn định, các sân nuôi tiếp tục thu hoạch và thả nuôi nghêu trở lại, ngành chức năng tăng cường thực hiện quan trắc môi trường tại vùng nuôi nghêu tập trung.

    Sản lượng thủy sản trong tháng 9 đạt 26.515 tấn, giảm 3,5% so với cùng kỳ; trong quý III/2021 sản lượng thủy sản đạt 93.566 tấn, tăng 0,7% so cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2021, sản lượng thủy sản đạt 235.109 tấn, đạt 80,1% kế hoạch, tăng 1,9% so với cùng kỳ; gồm có sản lượng thu hoạch từ nuôi thu hoạch 9 tháng đầu năm 2021 đạt 120.884 tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ, do những diện tích thả nuôi đã đến kỳ thu hoạch. Tiền Giang đa dạng hóa mô hình và đối tượng nuôi thủy sản, chú ý các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với đặc thù hệ sinh thái vùng sông nước hạ lưu sông Tiền như: Nuôi tôm sú và tôm thẻ ở ven biển, nuôi cá tra thương phẩm trên các cù lao trên sông Tiền thuộc các huyện Cai Lậy và Cái Bè phía thượng lưu, nuôi và sản xuất cá giống nước ngọt ở vùng ven Đồng Tháp Mười, nuôi cá lồng bè trên sông Tiền, nuôi cá lồng ghép trong các mô hình kinh tế tổng hợp; khai thác thủy sản 9 tháng năm 2021 đạt 114.225 tấn, tăng 2,7% so cùng kỳ, do thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác biển nên đa số các tàu có công suất lớn, nhất là các phương tiện đánh bắt biển xa, nghề lưới đều trúng mùa, sản lượng tăng khá, ngư dân phấn khởi. Hiện nay, các phương tiện không còn đánh bắt nhỏ lẻ như trước đây mà đã tự nguyện gia nhập vào các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để thuận lợi hơn trong đánh bắt hải sản nhất là khi khai thác xa bờ dễ dàng tương trợ, phối hợp cùng nhau để đạt hiệu quả được cao hơn và an toàn hơn, nên ngư dân khai thác trúng mùa, đạt sản lượng.

    6. Sản xuất công nghiệp:

    Đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 với biến chủng Delta, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vốn đã bị tổn thương lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Các nguồn lực dự trữ đang cạn dần trong khi thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm. Đặc biệt, dịch đã xâm nhập và tác động tiêu cực tới các khu công nghiệp, nơi tập trung một lượng lớn người lao động dẫn đến nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi lao động, sản xuất quy mô lớn, ảnh hưởng lớn đến kinh tế. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9/2021 tăng 19,1% so tháng 8/2021 và giảm 12,1% so cùng kỳ, trong đó: Công nghiệp chế biến chế tạo giảm 13,7%; sản xuất thiết bị điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 2,4% và cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,1%.

    Chỉ số sản xuất công nghiệp quý III/2021 giảm 13,5% so cùng kỳ; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 14,6% (tập trung ở một số ngành chủ yếu sau: Sản xuất thiết bị điện giảm 71,6%; Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 58,4%, dệt giảm 63,5%...); Ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 7,3%; Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,5%.

    Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2021 giảm 1,7% so cùng kỳ; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,9% (tập trung ở một số ngành chủ yếu sau: sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 50,12%, sản xuất kim loại giảm 0,5%, sản xuất thiết bị điện giảm 18,1%, dệt giảm 27,8%...); ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 1,1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,8%.

    Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương 9 tháng đầu năm 2021 theo giá so sánh 2010 thực hiện 61.793 tỷ đồng, giảm 1,7% so cùng kỳ. Trong đó: Khu vực kinh tế nhà nước 782 tỷ đồng, giảm 5,8%; Khu vực kinh tế ngoài nhà nước 23.734 tỷ đồng, giảm 4,4%; Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 37.277 tỷ đồng, tăng 0,2%. Phân theo ngành công nghiệp: chế biến, chế tạo thực hiện 60.911 tỷ đồng, giảm 1,7%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí thực hiện 489 tỷ đồng, tăng 1%; cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải thực hiện 392 tỷ đồng, giảm 1,8% so cùng kỳ.

    Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 9/2021 so với tháng trước tăng 0,5%, (trong đó: doanh nghiệp nhà nước giảm 0,1%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 1,8%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,2%) và so với cùng kỳ giảm 27,7%, (trong đó: doanh nghiệp nhà nước giảm 2,2%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 35,6%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 26,6%). Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 9 năm 2021 giảm 12,9%, (trong đó: doanh nghiệp nhà nước giảm 1,6%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 11,4%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 13,7%). Chia theo ngành công nghiệp: Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 9 năm 2021 giảm 12,9%, trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 13,2%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 0,4%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải giảm 2,5%.

    Sản phẩm sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2021: có 13/43 sản phẩm tăng so cùng kỳ: Bộ com lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn dệt kim hoặc đan móc tăng 47,5%; Thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên tăng 22%; Thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng bột/cốm tăng 18,9%; Bia đóng chai tăng 16,5%; Bia đóng lon tăng 12,3%; Túi xách tăng 10,8%; Phanh và trợ lực phanh tăng 8,7%; Giày, dép thể thao có đế ngoài và mũ giày bằng cao su và plastic tăng 4,6%; Dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế tăng 2,2%; Ống và ống dẫn bằng đồng tăng 2%;... Có 30/43 sản phẩm giảm so cùng kỳ: Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người giảm 49,2%; Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu, thuyền giảm 48,4%; Dịch vụ tiện các bộ phận kim loại giảm 43,1%; Các bộ phận của bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động khác giảm 42,7%; Giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài giảm 33,4%; Áo khoác dài, áo khoác không tay, áo khoác có mũ, áo gió cho người lớn dệt kim hoặc đan móc giảm 29,4% …

    7. Thương mại, dịch vụ:

    a. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:

    Chín tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 doanh thu của các ngành dịch vụ giảm mạnh do tỉnh thực hiện biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội. Ngoài một số loại hàng hóa như lương thực thực phẩm, thuốc và các loại thiết yếu khác tăng, hầu hết các nhóm hàng hóa, hoạt động dịch vụ đều giảm.

    Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng quý III/2021 thực hiện 11.415 tỷ đồng, giảm 34,1% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 11.043 tỷ đồng, giảm 20,8%; lưu trú, ăn uống 2,5 tỷ đồng, giảm 73,2%; dịch vụ tiêu dùng khác 366 tỷ đồng, giảm 78,9% so cùng kỳ.

    Chín tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 44.609 tỷ đồng, đạt 63,5% kế hoạch, giảm 3,2% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 37.863 tỷ đồng, tăng 1,3%; lưu trú, ăn uống 2.901 tỷ đồng, giảm 30,7%; du lịch lữ hành 6 tỷ đồng, giảm 77,9%; dịch vụ tiêu dùng 3.839 tỷ đồng, giảm 14,5% so cùng kỳ, do một số ngành nghề, hoạt động liên quan tạm ngưng một thời gian dài để thực hiện phòng chống Covid. Nếu loại trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ 9 tháng đầu năm 2021 dự kiến giảm 5,8% so cùng kỳ.

    b. Xuất - Nhập khẩu:

    * Xuất khẩu:

    Do ảnh hưởng của Covid-19, đã ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch, trao đổi giữa doanh nghiệp và đối tác, đặc biệt đối với các giao dịch cần có sự trao đổi trực tiếp; hoạt động thông quan hàng hóa gặp khó khăn làm tăng thêm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhờ tốc độ tăng trưởng cao 6 tháng đầu năm nên tính chung 9 tháng đầu năm 2021 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 2.373 triệu USD, đạt 73% kế hoạch, tăng 7,3% so cùng kỳ; bao gồm: kinh tế nhà nước 30 triệu USD, giảm 10,1%; kinh tế ngoài nhà nước 404 triệu USD, giảm 12,2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.940 triệu USD, tăng 12,9% so cùng kỳ. Kết quả có được như trên là do thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Tiền Giang những năm qua cao nhờ vào lợi thế gần TP. Hồ Chí Minh và có hạ tầng khu công nghiệp, giao thông kết nối khá tốt.

    Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của tỉnh như sau:

    - Thủy sản: ước tính 9 tháng xuất 65.656 tấn, giảm 23,6% so cùng kỳ; trị giá xuất 144,3 triệu USD, đạt 45,1% kế hoạch, giảm 29% so cùng kỳ.

    - Gạo: ước tính 9 tháng xuất 150.449 tấn, giảm 17,9% so cùng kỳ; trị giá xuất 80 triệu USD, đạt 57,1% kế hoạch, giảm 15,8% so cùng kỳ.

    - Hàng dệt, may: ước tính 9 tháng xuất 107.644 ngàn sản phẩm, giảm 43,8% so cùng kỳ; trị giá xuất 375,3 triệu USD, đạt 62,6% kế hoạch, giảm 15% so cùng kỳ.

    - Kim loại thường và sản phẩm (kể cả đồng): ước tính 9 tháng xuất 58.675 tấn, giảm 16% so cùng kỳ; trị giá xuất 547 triệu USD, tăng 16,9% so cùng kỳ.

    Ngoài các mặt hàng chủ yếu, trị giá xuất khẩu một số mặt hàng trong 8 tháng năm 2021 như: túi xách, vali, mũ và ô dù 194,5 triệu USD, tăng 1%; giày dép các loại 390 triệu USD, tăng 17,8%; xơ, sợi dệt các loại 91 triệu USD, tăng 54,1%... so cùng kỳ.

    b. Nhập khẩu:

    Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2021 thực hiện 1.337,5 triệu USD, đạt 74,3% kế hoạch, tăng 18,4% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 82,7 triệu USD, tăng 10,2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.254,8 triệu USD, tăng 18,9% so cùng kỳ. Nguyên liệu nhập khẩu 9 tháng chủ yếu các mặt hàng như: kim loại thường khác 508,4 triệu USD, tăng 15,7%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 246,7 triệu USD, tăng 44,5%; vải các loại 148 triệu USD, giảm 4,6%... so cùng kỳ.

    c. Vận tải:

    Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải quý III/2021 thực hiện 246 tỷ đồng, giảm 49,4% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 21 tỷ đồng, giảm 84,6% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa thực hiện 191 tỷ đồng, giảm 35,7% so cùng kỳ. Vận tải đường bộ thực hiện 63 tỷ đồng, giảm 47,4%; vận tải đường thủy thực hiện 128 tỷ đồng, giảm 28%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 33 tỷ đồng, giảm 30,9% so cùng kỳ. Chín tháng đầu năm 2021, doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện 1.219 tỷ đồng, giảm 18,2% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 295 tỷ đồng, giảm 30,2% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa thực hiện 790 tỷ đồng, giảm 13,4% so cùng kỳ. Vận tải đường bộ thực hiện 311 tỷ đồng, giảm 13,7%; vận tải đường thủy thực hiện 479 tỷ đồng, giảm 13,3%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 134 tỷ đồng, giảm 13,1% so cùng kỳ.

    Vận chuyển hành khách quý III/2021 đạt 2.022 ngàn hành khách, giảm 77,7% và luân chuyển 12.310 ngàn hành khách.km, giảm 92% so cùng kỳ; trong đó: vận chuyển đường bộ 820 ngàn hành khách, giảm 78,3% và luân chuyển 10.633 ngàn hành khách.km, giảm 92,8% so cùng kỳ; vận chuyển đường thủy 1.202 ngàn hành khách, giảm 77,2% và luân chuyển 1.677 ngàn hành khách.km, giảm 72,2% so cùng kỳ. Chín tháng đầu năm 2021, vận chuyển hành khách đạt 17.612 ngàn hành khách, giảm 31,6% và luân chuyển 309.453 ngàn hành khách.km, giảm 30,7% so cùng kỳ, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 xảy ra trên diện rộng, thời gian thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó có hoạt động vận tải, kho bãi. Trong đó: vận chuyển đường bộ 8.283 ngàn hành khách, giảm 24,3% và luân chuyển 296.547 ngàn hành khách.km, giảm 30,2% so cùng kỳ; vận chuyển đường thủy 9.329 ngàn hành khách, giảm 37% và luân chuyển 12.906 ngàn hành khách.km, giảm 40,2% so cùng kỳ.

    Vận tải hàng hóa quý III/2021 đạt 1.924 ngàn tấn, giảm 31,1% và luân chuyển được 263.862 ngàn tấn.km, giảm 27.2% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ thực hiện 364 ngàn tấn, giảm 42,3% và luân chuyển được 41.818 ngàn tấn.km, giảm 43,2% so cùng kỳ; vận tải đường thủy thực hiện 1.560 ngàn tấn, giảm 27,8% và luân chuyển được 222.044 ngàn tấn.km, giảm 23,1% so cùng kỳ. Chín tháng đầu năm 2021, vận tải hàng hóa đạt 7.580 ngàn tấn, giảm 11,4% và luân chuyển 980.649 ngàn tấn.km, giảm 11,7% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ thực hiện 1.777 ngàn tấn, giảm 5,2% và luân chuyển được 189.041 ngàn tấn.km, giảm 17,3% so cùng kỳ; vận tải đường thủy thực hiện 5.803 ngàn tấn, giảm 13,1% và luân chuyển 791.608 ngàn tấn.km, giảm 10,2% so cùng kỳ.

    * Phương tiện giao thông: trong tháng đăng ký mới 11 xe ô tô, và 01 chiếc xe khác. Tổng số xe đang quản lý trên địa bàn tỉnh 1.355.009 chiếc, trong đó mô tô xe máy: 1.312.967 chiếc, 41.251 xe ô tô, 152 xe ba bánh, 192 xe đạp điện và 447 xe khác.

    d. Du lịch:

    Trong tháng 9, dịch vụ lưu trú và du lịch lữ hành tiếp tục bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19, đợt dịch lần 4 này người dân và du khách e dè hơn trong việc tổ chức đi tham quan du lịch.

    Khách du lịch đến tỉnh trong quý III/2021 ước tính 325 lượt, bằng 0,2% so cùng kỳ. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 5.380 tỷ đồng, bằng 0,3% so cùng kỳ; chủ yếu là doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống. Chín tháng đầu năm 2021, lượng khách du lịch đến tỉnh 263,6 ngàn lượt, đạt 24% kế hoạch, giảm 56,4% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 3,8 ngàn lượt, bằng 3,9%. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 2.907 tỷ đồng, giảm 31% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 99,8%.

    e. Bưu chính - Viễn thông:

    Doanh thu tháng 9 đạt 265 tỷ đồng, tăng 3,9% so tháng trước; trong đó: doanh thu bưu chính 25 tỷ đồng, tăng 2,1% và viễn thông 239 tỷ đồng, tăng 4,1%. Cộng dồn 9 tháng doanh thu 2.372 tỷ đồng, đạt 76,5% so kế hoạch và tăng 4% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính 214 tỷ đồng, tăng 12,4% so cùng kỳ và đạt 98,9% so kế hoạch, doanh thu viễn thông 2.158 tỷ đồng, tăng 3,2% so cùng kỳ và đạt 74,8% so kế hoạch.

    Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng ước tính đến cuối tháng 9 năm 2021 là 97.655 thuê bao, mật độ bình quân đạt 5,5 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Số lượng điện thoại cố định có dây, không dây từ đầu năm 2021 đến nay tiếp tục giảm, do thị trường phát triển thuê bao dần bảo hòa và giá cước điện thoại ngày càng giảm cho nên khách hàng dần chuyển sang sử dụng điện thoại di động, trong đó chủ yếu là điện thoại di động trả trước. Số thuê bao điện thoại di động có sử dụng internet (3G, 4G) đến cuối tháng 8 năm 2021 là 1621.013 thuê bao. Chín tháng đầu năm 2021 số thuê bao internet phát triển 46.082 thuê bao. Tổng số thuê bao internet trên mạng ước tính đến tháng 9 năm 2021 là 282.127 thuê bao, mật độ internet bình quân ước đạt 15,9 thuê bao/100 dân.

    Tỉnh hiện có 15 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát Có 206 điểm phục vụ bưu chính, trong đó có 44 điểm bưu cục, 111 điểm Bưu điện Văn hóa xã và 51 đại lý bưu điện và thùng thư công cộng. Các dịch vụ truyền thống giảm do sự phát triển mạnh của viễn thông, Internet. Doanh nghiệp bưu chính tiếp tục tăng cường, củng cố các dịch vụ hiện có, quan tâm phát triển các dịch vụ có doanh thu cao và dịch vụ mới, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng nghiệp vụ.

    II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

    1. Lao động, giải quyết việc làm:

   Chín tháng đầu năm 2021, tư vấn cho 18.799 lượt lao động, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 94% kế hoạch năm, trong đó tư vấn nghề cho 4.288 lượt lao động, tư vấn việc làm 2.277 lượt lao động, tư vấn việc làm cho 11.394 lượt lao động thất nghiệp, tư vấn pháp luật lao động và tư vấn khác cho 889 lượt lao động; giới thiệu việc làm cho 2.012 lượt lao động, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 50,3% kế hoạch năm; đã giới thiệu cho 754 lao động có được việc làm ổn định, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2020; Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm tư vấn cho 562 lượt lao động có nguyện vọng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2020 (23 lượt lao động đăng ký tham gia, giảm 20,7% so với cùng kỳ);  143 lao động xuất cảnh, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 47,7% so với kế hoạch năm, trong đó xuất cảnh qua Nhật Bản 110 lao động, Đài Loan 30 lao động và thị trường khác 03 lao động. Chín tháng đầu năm, tiếp nhận được 11.411 người hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 40,8% so với cùng kỳ năm 2020, 12.424 trường hợp được hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 29,9% so với cùng kỳ năm 2020, với tổng số tiền chi trả trên 187 tỷ đồng; thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm và tư vấn học nghề cho 61.744 lượt lao động thất nghiệp, 23 người lao động thất nghiệp đã đăng ký học nghề.

     Trong quý III năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 xảy ra tại tỉnh Tiền Giang đã ảnh hưởng đến khoảng 96% các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch. Do đó, số lao động ngừng việc rất lớn, chiếm khoảng 94% tổng số lao động tại các doanh nghiệp. Theo tổng hợp sơ bộ Điều tra lao động việc làm quý III năm 2021, dân số từ 15 tuổi trở lên là 2.219 người (nữ chiếm 51,6%). Trong đó lực lượng lao động là 1.542 lao động, chiếm 69,5% dân số từ 15 tuổi trở lên của quý III năm 2021.

    Theo kết quả điều tra mẫu lao động việc làm quý III/2021 tỷ trọng lực lượng lao động khu vực thành thị là 30%. Tỷ trọng của lực lượng lao động hiện nay vẫn tập trung chủ yếu là ở khu vực nông thôn (chiếm 70%). Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm của tỉnh quý III năm 2021 là 1.319 người, chiếm 59,4% so với tổng số người từ 15 tuổi trở lên. Trong tổng số lao động có việc làm của toàn tỉnh, lao động khu vực nông thôn chiếm 71,4% và khu vực thành thị chiếm 28,6%.

    Theo kết quả sơ bộ điều tra mẫu lao động việc làm quý III/2021 cho thấy, trong tổng số 1.319 lao động đang làm việc của tỉnh đã có 214 lao động thiếu việc làm chiếm 16,2%, tăng 12,2 điểm phần trăm so quý II/2021 và tăng 7,2 điểm phần trăm so cùng kỳ năm 2020 (từ 9,1% năm 2020 tăng lên 16,2% năm 2021), đã làm cho tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị tăng 12,7 điểm phần trăm so quý II và tăng 6,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020 (từ 12,4% năm 2020 lên 18,8%). Đối với khu vực nông thôn tỷ lệ thiếu việc làm quý III tăng 12,2 điểm phần trăm so quý II và tăng 7,6% điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020 (từ 7,6% năm 2020 lên 15,2%). Tình trạng số lao động thiếu việc làm trong quý III năm 2021 chủ yếu là ở khu vực nông thôn (chiếm 66,8% trong tổng số số lao động thiếu việc làm của toàn tỉnh).

    Theo kết quả điều tra mẫu lao động việc làm quý III/2021 tỷ lệ thất nghiệp tăng 13,1 điểm phần trăm so quý II năm 2021 và tăng 12,1 điểm phần trăm so cùng kỳ năm 2020 (từ 2,4% năm 2020 lên 14,5% năm 2021). Trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị quý III tăng 16,3 điểm phần trăm so quý II và tăng 15,8 điểm phần trăm so cùng kỳ năm 2020 (từ 2,8% lên 18,6%). Vì vậy, đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn tăng 11,8 điểm phần trăm so quý II và tăng 10,5 điểm phần trăm so cùng kỳ năm 2020 (từ 2,2% năm 2020 lên 12,7% năm 2021). Cũng chính vì vậy, đã làm cho tỷ trọng thất nghiệp ở khu vực thành thị chiếm 38,6% so với tổng số lao động thất nghiệp của toàn tỉnh và tỷ trọng số lao động thất nghiệp khu vực thành thị trong quý III năm 2021 tăng 2,7 điểm phần trăm so cùng kỳ năm 2020. Trong 9 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ lao động thất nghiệp của tỉnh tăng 3,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020 (từ 2,0% lên 5,6%) và tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị tăng 5,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ từ 2,0% năm 2020 lên 7,3% năm 2021 đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn tăng 2,8 điểm phần trăm (từ 2,0% năm 2020 lên 4,8% năm 2021). Tỷ lệ lao động thiếu việc làm 9 tháng đầu năm 2021 tương tự 9 tháng đầu năm 2020 là 7,4%.

    Nhìn chung tỷ lệ thất nghiệp chung của toàn tỉnh, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nông thôn cũng như tỷ lệ số lao động thiếu việc làm trong quý III và 9 tháng đầu năm 2021 nhìn chung đều tăng so cùng kỳ năm 2020, là do trong quý III/2021 tỉnh Tiền Giang chịu sự tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Đã ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt đời sống, xã hội, các hoạt động dịch vụ du lịch, giao thông vận tải, sản xuất, kinh doanh, các hoạt động vui chơi, giải trí... nên số lao động thất nghiệp của quý III và 9 tháng năm 2021 tăng cao hơn quý III và 9 tháng năm 2020. Riêng số lao động thiếu việc làm trong quý III năm 2021 tăng cao hơn quý III năm 2020 và số lao động thiếu việc làm 9 tháng năm 2021 tương đương cùng kỳ.

    2. Đời sống dân cư và an sinh xã hội:

    Từ đầu năm đến nay, đã trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ cho 3.715/3.855 người lao động, với tổng số tiền hỗ trợ trên 3,8 tỷ đồng. Trong đó, mức hỗ trợ 1.800.000 triệu đồng/người cho 136 người lao động với tổng số tiền 244,8 triệu đồng, mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/người cho 3.579 người lao động với tổng số tiền gần 3,6 tỷ đồng. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 04 quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ cho 3.715/3.715 người lao động, với tổng số tiền hỗ trợ trên 3,8 tỷ đồng. Chính phủ phê duyệt hỗ trợ tỉnh Tiền Giang 200.415 người, với trên 3.006 tấn gạo. Đến nay, tỉnh đã nhận được trên 1.490 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia và đã tổ chức cấp phát cho 99.253 người dân, số lượng gạo tỉnh chưa được cấp từ Tổng cục Dự trữ nhà nước so với số lượng đã được Trung ương phê duyệt là  gần 1.516 tấn gạo; sẽ cấp cho 101.062 người. Đồng thời, UBND tỉnh xem xét tiếp tục đề nghị Trung ương hỗ trợ đợt 2 cho 163.262 người dân, người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19, với số lượng gạo gần 2.449 tấn.

    Quỹ đền ơn đáp nghĩa trong 9 tháng năm 2021 đã vận động được 5,9 tỷ đồng, xây dựng được 35 căn nhà tình nghĩa với tổng số tiền 1,4 tỷ đồng; sửa chữa 51 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng. Các chính sách bảo trợ xã hội được thực hiện đồng bộ, các đối tượng xã hội đã được tạo điều kiện để tiếp cận tốt các chính sách và các nguồn hỗ trợ từ nhà nước, cộng đồng. Tổng số đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội tại cộng đồng 72.709 người với tổng kinh phí thực hiện trên 169,4 tỷ đồng.

    3. Hoạt động giáo dục:

    Trong 9 tháng đầu năm 2021, ngành giáo dục Tiền Giang đã tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2020-2021 từ ngày 25/12/2020 đến ngày 27/12/2020 tại trường THPT Chuyên Tiền Giang với 54 thí sinh dự thi ở 09 môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Tiếng Anh. Cử đoàn cán bộ, giáo viên tham gia coi thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2020-2021 tại tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum. Kết quả đạt 06 giải/54 học sinh dự thi, trong đó có 01 giải nhì (Tiếng Anh), 05 giải khuyến khích (Sinh học, Toán, Ngữ văn, Vật lý) đều là học sinh trường THPT Chuyên. Xếp hạng 61/69 đơn vị dự thi toàn quốc; xếp hạng 9/13 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Phát hành bản chính bằng tốt nghiệp THPT năm 2020, công khai thông tin cấp phát văn bằng tốt nghiệp năm học 2020-2021 trên Website Sở GDĐT để phục vụ tra cứu, xác minh. Phát hành Giấy chứng nhận nghề phổ thông năm 2020 cho các đơn vị dự thi và thực hiện tổng hợp chỉnh sửa các trường hợp sai sót.

    Tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022 vào các ngày 04, 05, 06/6/2021. Kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra thành công vào ngày 07, 08/7/2021 (đợt 1) và 06, 07/8/2021 (đợt 2). Kết quả tổng số thí sinh đỗ tốt nghiệp cả 02 đợt là 15.895/16.015 thí sinh dự thi (tỉ lệ 99,25%, không bao gồm thí sinh tự do).

    Năm học 2021-2022: Thực hiện Quyết định 2259/QĐ-UBND ngày 25/8/2021 về kế hoạch năm học 2021 - 2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, toàn tỉnh sẽ khai giảng năm học mới bằng hình thức trực tuyến vào ngày 5/9/2021. Đối với bậc giáo dục mầm non chỉ tổ chức dạy và học tập trung khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát và đảm bảo an toàn cho giáo viên và trẻ. Đối với bậc tiểu học sẽ bắt đầu dạy và học trực tuyến từ ngày 13/9/2021, bậc THCS và THPT (khối lớp 9, lớp 12) sẽ bắt đầu dạy học trực tuyến từ ngày 6/9/2021, các khối lớp còn lại và hệ Giáo dục thường xuyên sẽ bắt đầu dạy học trực tuyến từ ngày 13/9/2021. 

    4. Hoạt động y tế:

    Theo báo cáo Sở Y tế, kể từ khi có ca nhiễm đầu tiên ngoài cộng đồng (ngày 05/6/2021) đến ngày 15/9/2021, Tiền Giang ghi nhận 12.561 ca mắc, 9.320 người đã khỏi bệnh (74,2%) và 314 ca tử vong (2,5%); trong đó Thành phố Mỹ Tho có 5.940 ca (41,6%), Châu Thành có 1.211 ca (8,5%), Chợ Gạo có 603 ca (4,2%). Các cơ sở điều trị (tầng 1 và 2) hoạt động với khoảng 60% công suất, còn trống hơn 3.000 giường bệnh để thu dung điều trị. Các sơ sở điều trị tầng 3 (điều trị bệnh nhân nặng, bệnh nhân có bệnh nền kèm theo) hoạt động với 90% công suất. Trung tâm Hồi sức Covid-19 hoạt động gần 100% công suất, trong đó có nhiều trường hợp bệnh nhân điều trị giảm được đưa xuống tầng điều trị hoặc cho ra viện trong ngày. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành kế hoạch Tiêm vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021-2022 số lượng vaccine là 1.371.674 liều. Tính đến cuối ngày 14/9/2021 toàn tỉnh đã tiêm được 294.809 liều vắc xin, trong đó mũi 1 là 269.308 (18,1%), mũi 2 là 25.501 (1,7%).

    Trong 9 tháng năm 2021 ghi nhận 14/44 bệnh truyền nhiễm. So với cùng kỳ có 03 bệnh tăng: tay chân miệng (+800 ca), viêm não do vi rút (+4 ca), Covid-19 (+12.561 ca); 14 bệnh giảm: liên cầu lợn ở người (-2 ca), ho gà, lao phổi (-265 ca), lỵ a míp (-2 ca), Quai bị (-30 ca), sởi (-33 ca), Sốt xuất huyết (-379 ca), thương hàn (-6 ca), thủy đậu (-74 ca), tiêu chảy (-461 ca), uốn ván khác (-2 ca), viêm gan siêu vi A (-2 ca), viêm gan siêu vi B (-6 ca), viêm gan siêu vi C(-3 ca); 27 bệnh tương đương và hoặc không xảy ra ca mắc; Phòng chống bệnh Sốt xuất huyết 9 tháng đầu năm ghi nhận 1.729 ca mắc SXHD, giảm 11,7% so với cùng kỳ, 01 trường hợp tử vong do SXHD; Phòng chống HIV/AIDS cộng dồn đến tháng 9, toàn tỉnh có 5.945 người nhiễm HIV, 1.805 người chuyển sang AIDS, 999 người tử vong do AIDS; Xảy ra 05 vụ ngộ độc thực phẩm, 01 trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm. Tình hình khám chữa bệnh tại các tuyến do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 một số cơ sở tạm ngưng tiếp nhận bệnh nhân hoặc phải chuyển đổi công năng để tập trung điều trị bệnh nhân Covid-19 cũng như phải cách ly phong tỏa để phòng chống dịch bệnh ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh trên địa bàn, số lượng bệnh đến khám ngoại trú và điều trị nội trú đều giảm nhiều giảm so với cùng kỳ năm 2020: tổng số lần khám bệnh 2.978.889 lần giảm 13,5% so cùng kỳ; tổng số người điều trị nội trú 138.529 người, giảm 4,4% so cùng kỳ. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân trong 9 tháng đạt 52,2%.

    5. Hoạt động văn hóa - thể thao:

    Trong 9 tháng năm 2021, hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh có những điểm nổi bật như sau: tổ chức họp mặt các giới Mừng Đảng Mừng Xuân Tân Sửu năm 2021; tổ chức chương trình nghệ thuật chào giao thừa tại Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao; tổ chức lễ truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; lễ phát động trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và triển khai thực hiện đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; tổ chức các hoạt động phục vụ nhân dân dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tập trung công tác tuyên truyền mừng Đảng, mừng xuân; chào mừng thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2021-2025, chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

    Toàn tỉnh hiện có 424.893/459.435 hộ đạt 3 tiêu chuẩn Gia đình văn hóa, đạt 92,8%; 998/1005 ấp, khu phố văn hóa, đạt tỷ lệ 99,3%; 152/172 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 59 chợ văn hóa; 17 công viên văn hóa; 729 con đường văn hóa, 537 cơ sở thờ tự văn hóa.

    Trong 9 tháng đầu năm 2021, hệ thống thư viện tỉnh đã phục vụ được 36.023 lượt bạn đọc tăng 132,6% so cùng kỳ năm trước, với 165.347 lượt sách báo được lưu hành tăng 200,3% so với cùng kỳ năm trước. Hệ thống thư viện huyện và các phòng đọc cơ sở đã tiếp được 55.848 lượt bạn đọc, với 132.691 lượt sách báo lưu hành. Bảo tàng tỉnh và các di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh đã đón hơn 20 nghìn lượt khách tham quan, giảm 52,3% so với cùng kỳ năm 2020, bán được 2.049 vé, sưu tầm được 30 hiện vật.

    Trong 9 tháng năm 2021, tổ chức 06 giải thể thao: giải Bóng đá hạng Nhì Quốc gia, giải Bóng bàn tỉnh Tiền Giang mở rộng lần VII – Tranh Cúp Sài Gòn Pingpong, giải Bóng chuyền hơi nữ CĐVC tỉnh Tiền Giang, giải Bóng đá mini trẻ tỉnh Tiền Giang, giải Bóng đá vô địch tỉnh Tiền Giang, giải thể thao kỷ niệm 75 năm ngày Thể thao Việt Nam. Tham dự 11 giải Quốc gia và khu vực, đạt 33 huy chương các loại (12 HCV, 8 HCB, 13 HCĐ). Triển khai xây dựng khu thể thao dưới nước tại Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh. Các đội vận động viên tỉnh được trở về gia đình tiếp tục tự tập luyện online theo giáo án 2021.

    6. Trật tự an toàn giao thông: (Theo báo cáo của ngành Công an).

    Giao thông đường bộ: Tai nạn giao thông trong tháng xảy ra 09 vụ, giảm 27 vụ so tháng trước và giảm 22 vụ so cùng kỳ, làm chết 06 người, giảm 13 người so tháng trước và giảm 20 người so cùng kỳ, bị thương 07 người, giảm 14 người so tháng trước và giảm 03 người so cùng kỳ. Nguyên nhân gây ra tai nạn: vi phạm tốc độ 02 vụ; sai làn đường, phần đường 02 vụ; không nhường đường 01 vụ; thiết bị không đảm bảo an toàn 01 vụ; nguyên nhân khác 03 vụ. Nâng tổng số vụ từ đầu năm đến nay 418 vụ tăng 153 vụ so cùng kỳ, làm chết 202 người, tăng 32 người so cùng kỳ, bị thương 278 người, tăng 145 người so cùng kỳ.

    Giao thông đường thủy: Trong tháng không phát sinh, tổng số vụ tai nạn từ đầu năm đến nay là 03 vụ, giảm 02 vụ so cùng kỳ (không phát sinh số người chết và bị thương).

    Tình hình TTATGT trong 04 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 02/9/2021 (từ 07 giờ ngày 02/9 đến 07 giờ ngày 05/9/2021): không xảy ra, tình hình dich bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, toàn tỉnh đang áp dụng Chỉ thị số 15/CT-TTg và Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên lưu lượng phương tiện trên các tuyến giao thông giảm, chủ yếu phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, không xảy ra ùn tắc giao thông.

    7. Tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội: theo báo cáo ngành Công an

    Trong 9 tháng năm 2021, tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 935 vụ, giảm 5,5% so cùng kỳ; điều tra khám phá 498 vụ, bắt xử lý 686 đối tượng, thu hồi tài sản trị giá 1,5 tỷ đồng, phát hiện, triệt xóa 314 tụ điểm, xử lý 2.140 đối tượng liên quan cờ bạc; 180 vụ, 211 đối tượng tàng trữ, mua bán vận chuyển trái phép chất mà túy và xử lý hành chính 1.257 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy; 38 vụ tội phạm về kinh tế, tham nhũng, xử lý 44 đối tượng và xử lý vi phạm hành chính, 39 trường hợp vi phạm pháp luật trên lĩnh vực kinh tế, 134 trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và khai thác cát trái phép.

    8. Tình hình cháy nổ, môi trường:

    Tình hình cháy nổ trong tháng xảy ra 03 vụ, trong đó có 01 vụ cháy nhà dân, 01 vụ cháy chợ ở thành phố Mỹ Tho và 01 vụ cháy khác ở huyện Gò Công Đông; nguyên nhân cháy do sự cố điện; uớc giá trị thiệt hại tài sản là 70 triệu đồng. Nâng tổng số vụ cháy, nổ trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay là 28 vụ cháy, nổ; ước tính thiệt hại tài sản gần 5,5 tỷ đồng.

    Chín tháng năm 2021, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 16 cơn lốc xoáy ở các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, Thành phố Mỹ Tho, Chợ Gạo, thị xã Gò Công, Gò Công Đông và Tân Phú Đông đã gây thiệt hại về nhà: 249 căn nhà (sập 7 căn, tốc mái 242 căn), 1,7 ha cây bắp thiệt hại 100%, 120 ha lúa bị ngã đỗ và 765 cây thiệt hại, ước tính thiệt hại khoảng trên 6,7 tỷ.

    Lĩnh vực môi trường trong tháng 9 đã phát hiện vi phạm và xử lý 1 vụ, 03 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (với 03 tổ chức); tiền xử phạt vi phạm là 160 triệu đồng; vi phạm đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu trong Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; không báo cáo kết quả giám sát chất thải định kỳ (một năm một lần trước ngày 31 tháng 01 hàng năm) cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định. Nâng tổng số vụ vi phạm về lĩnh vực môi trường trong 9 tháng năm 2021 là 37 vụ; tổng số tiền xử phạt gần 762 triệu đồng.

SL ước tháng 9

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 26)
Trang:1 - 2 - 3Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 16
Truy cập: 1.989.912
Truy cập tháng: 71.244
User IP: 3.15.219.217

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn