Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Năm 2018
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang năm 2018
Thứ bảy, Ngày 29 Tháng 12 Năm 2018

    I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ

    1. Tăng trưởng kinh tế:

    Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2018 ước đạt 57.807 tỷ đồng, (giá so sánh năm 2010) tăng 7,24% so với năm 2017, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,37%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,53% và khu vực dịch vụ tăng 6,35% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 5,84% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9,73% so cùng kỳ. Trong 7,24% tăng trưởng thì khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp nhiều nhất với 45,32%, khu vực dịch vụ đóng góp 25,96%, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 22,17%, phần còn lại là thuế sản phẩm chiếm 6,55%.

    GRDP tính theo giá thực tế năm 2018 đạt 82.682 tỷ đồng; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 46,9 triệu đồng/người/năm, tăng 3,9 triệu đồng so với năm 2017 (năm 2017 đạt 43 triệu đồng). Tính theo giá USD, GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 2.037 USD/người/năm, tăng 8,7%, tương đương tăng 163 USD so năm 2017 (năm 2017 đạt 1.874 USD/người/năm).

    Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 36,9% (kế hoạch 37,2%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 26,8% (kế hoạch 30,0%); khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 36,3% (kế hoạch 32,8%), trong đó thuế sản phẩm là 5,0%. So với năm 2017 tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông lâm và thủy sản giảm 1,7%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,9%, khu vực dịch vụ giảm 0,3% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,1% so cùng kỳ.

    2. Tài chính - Ngân hàng:

    a. Tài chính:

    Ước năm 2018 thu ngân sách 14.743 tỷ đồng, đạt 132,1% dự toán, tăng 22,7% so cùng kỳ; trong đó: thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện 8.726 tỷ đồng, đạt 109,3% dự toán và tăng 18,5% so cùng kỳ, thu nội địa 8.356 tỷ đồng, đạt 109,8% dự toán, tăng 18,4% so cùng kỳ (trong thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.850 tỷ đồng, đạt 123,5% dự toán, tăng 31,4% so cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 1.144 tỷ đồng, đạt 87,3% dự toán, tăng 19,3% so cùng kỳ). Tất cả các huyện, thành phố, thị xã đều thu vượt dự toán năm 2018; vượt dự toán cao nhất là huyện Gò Công Tây (vượt 23,1%), kế đến là huyện Tân Phú Đông (vượt 13,6%), huyện Tân Phước (vượt 13,4%)...

    Ước năm 2018 thực hiện chi 13.074 tỷ đồng, đạt 128,1% dự toán, tăng 36,6% so cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển 5.032 tỷ đồng, đạt 148,7% dự toán, tăng 58,6% so cùng kỳ, chi thường xuyên 6.953 tỷ đồng, đạt 109,4% dự toán, tăng 8,7% so cùng kỳ (trong chi thường xuyên: chi hành chánh sự nghiệp 6.478 tỷ đồng, đạt 110% dự toán và tăng 9,5% so cùng kỳ). Nhìn chung các khoản chi năm 2018 đều đạt dự toán, một số khoản chi vượt dự toán như chi chương trình mục tiêu bổ sung vượt 3,8 tỷ đồng, chi tạo nguồn cải cách tiền lương vượt 618 tỷ đồng là do thực hiện các khoản chi chuyển nguồn năm 2017 chuyển sang và nguồn Trung ương bổ sung có mục tiêu để thực hiện các dự án xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển và thực hiện các chính sách, chế độ...

    b. Ngân hàng:

    Do nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh tăng cao, đồng thời nguồn vốn huy động từ Kho bạc nhà nước tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh tỉnh Tiền Giang không ổn định, tăng, giảm theo từng thời điểm đã ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi thanh toán của hệ thống ngân hàng trên địa bàn nên nguồn tiền gửi này có giảm so với đầu năm. Ước đến cuối tháng 12/2018, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 60.725 tỷ đồng, tăng 2.892 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 5%.

    Từ đầu năm đến nay, tín dụng liên tục tăng trưởng nên một số ngân hàng đến cuối năm có khả năng vượt kế hoạch đề ra, các ngân hàng đang cân đối nguồn vốn, thu hồi các món nợ đến hạn để tập trung vốn phục vụ sản xuất kinh doanh thời điểm cuối năm. Ước đến cuối tháng 12/2018, tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt 48.388 tỷ đồng, tăng 6.312 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 15%.

    Nợ xấu: ước đến cuối năm 2018 là 270 tỷ đồng, chiếm 0,56% trên tổng dư nợ, so với đầu năm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng 0,005%, tương ứng tăng 36 tỷ đồng.

    3. Giá cả, lạm phát:

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2018 giảm 0,26% so tháng 11/2018 (trong đó: thành thị giảm 0,21%, nông thôn giảm 0,27%), so cùng kỳ năm trước tăng 3,09%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 9 nhóm hàng hóa tăng so tháng trước, trong đó: tăng cao nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 4,59%; kế đến là nhóm may mặc, mũ, nón, giày dép tăng 0,21%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,08%; bưu chính viễn thông tăng 0,05%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,05%... Có 2 nhóm chỉ số giá giảm: nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,47%; giao thông giảm 5,64%.

    Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2018 so cùng kỳ năm 2017 tăng 4,25%; một số nhóm hàng có giá tăng cao trong năm 2018 so cùng kỳ như: nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 23,28% do tăng phí khám chữa bệnh, nhóm giao thông tăng 7,58% do giá xăng liên tục điều chỉnh tăng làm cho giá dịch vụ tăng nhưng khi giá xăng điều chỉnh giảm thì giá dịch vụ không giảm, nhóm giáo dục tăng 5,99% do tăng học phí, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,72%, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,31%, nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 3%...

    Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 12 tăng 0,46% so tháng trước, giảm 0,88% so tháng 12 năm 2017; chỉ số giá vàng bình quân năm 2018 tăng 2,84% so cùng kỳ. Giá bình quân tháng 12/2018 là 3.516 ngàn đồng/chỉ, giảm 14 ngàn đồng/chỉ so cùng kỳ.

    Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng giảm 0,04% so tháng trước, tăng 2,69% so tháng 12 năm 2017; chỉ số giá đô la Mỹ bình quân năm 2018 tăng 1,26% so cùng kỳ. Giá bình quân 23.361 đồng/USD, tăng 610 đồng/USD so cùng kỳ.

    4. Đầu tư và xây dựng:

    Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội quý IV/2018 thực hiện 10.246 tỷ đồng, tăng 18% so cùng kỳ. Năm 2018, ước thực hiện 31.892 tỷ đồng, đạt 101,2% kế hoạch, tăng 9,4% so cùng kỳ (trong đó: vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 4.264 tỷ đồng, chiếm 13,4%; vốn ngoài nhà nước 22.648 tỷ đồng, chiếm 71%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4.980 tỷ đồng, chiếm 15,6%).

    Vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước do địa phương quản lý quý IV/2018 thực hiện 1.278 tỷ đồng, tăng 22,5% so cùng kỳ; trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 1.049 tỷ đồng, chiếm 82,1% tổng số, vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 109 tỷ đồng, chiếm 8,5%, vốn ngân sách nhà nước cấp xã 120 tỷ đồng, chiếm 9,4%. Năm 2018, vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện 3.078 tỷ đồng, đạt 108,5% kế hoạch, tăng 16,3% so cùng kỳ; trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 2.469 tỷ đồng, chiếm 80,2% tổng số, vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 350 tỷ đồng, chiếm 11,4%, vốn ngân sách nhà nước cấp xã 259 tỷ đồng, chiếm 8,4%. Vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện quý I: 351 tỷ đồng, tăng 2,9%; quý II: 547 tỷ đồng, tăng 16,4%; quý III: 902 tỷ đồng, tăng 17,4% so cùng kỳ.

    Thu hút vốn đầu tư: năm 2018, tỉnh thu hút được 29 dự án (tăng 13 dự án so cùng kỳ) với tổng vốn đầu tư đăng ký 8.257,3 tỷ đồng (gấp 3,9 lần so với cùng kỳ) và có 14 dự án đăng ký tăng vốn (tăng 7 dự án) với số vốn tăng thêm đạt 3.565,4 tỷ đồng, tăng 96,9% so cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư thu hút được trong năm 2018 ước đạt 11.822,7 tỷ đồng, gấp 3 lần so cùng kỳ.

    5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp:

    Trong quý IV/2018, thành lập mới 239 doanh nghiệp, với số vốn 328 tỷ đồng. Tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong năm 2018 đạt 731 doanh nghiệp, đạt 100,1% kế hoạch, tăng 14,2% so cùng kỳ; với tổng vốn đăng ký mới có 3.654 tỷ đồng, tăng 48,3% so cùng kỳ. Trong đó, vùng phía Đông có 74 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, đạt 67,3% so kế hoạch, vùng phía Tây có 215 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, đạt 115% so kế hoạch và vùng trung tâm có 442 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, đạt 101,8% kế hoạch. Có 251 doanh nghiệp chuyển đổi loại hình, tăng 79,3% so cùng kỳ; 1.384 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, tăng 41,9% so với cùng kỳ; 64 doanh nghiệp giải thể tự nguyện; chấm dứt hoạt động 168 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh do kinh doanh không hiệu quả, giảm 6,5% so cùng kỳ; tạm ngừng kinh doanh 97 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, giảm 32,2% cùng kỳ.

    Hoạt động kinh tế tập thể: trong năm 2018, toàn tỉnh có 37 hợp tác xã (HTX), 20 tổ hợp tác (THT) được thành lập mới và giải thể 7 HTX. Hiện toàn tỉnh có có 451/573 THT hoạt động trên các lĩnh vực theo đúng Nghị định số 151/NĐ-CP của Chính phủ, các THT còn lại chỉ hoạt động theo mùa vụ. Có 01 Liên hiệp HTX nông nghiệp và 167 HTX, quỹ tín dụng nhân dân (Quỹ TDND) tăng 22% so với năm 2017; bao gồm 109 HTX nông nghiệp, 14 HTX tiểu thủ công nghiệp, 6 HTX thương mại dịch vụ, 3 HTX xây dựng, 19 HTX vận tải, 16 Quỹ TDND.

    6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:

    a. Nông nghiệp:

    * Trồng trọt:

    Cây lương thực có hạt: toàn tỉnh gieo trồng 206.003 ha, đạt 100,2% kế hoạch, giảm 4,3% so cùng kỳ do chuyển đổi cơ cấu cây trồng là chủ yếu; trong đó: cây lúa 201.265 ha, đạt 100,1% kế hoạch, giảm 4,5% so cùng kỳ. Sản lượng cây lương thực có hạt 1.271.028 tấn, đạt 104,7% kế hoạch, tăng 0,4% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng lúa 1.254.131 tấn, đạt 104,8% kế hoạch, tăng 0,4% so cùng kỳ.

    - Tình hình sản xuất cây lúa các vụ như sau:

    + Vụ Đông Xuân 2017-2018: là vụ sản xuất chính trong năm của nông dân, chính thức xuống giống 68.813 ha, đạt 100,2% kế hoạch của vụ, giảm 3,9% so cùng kỳ, chủ yếu giảm ở huyện Chợ Gạo 2.023 ha, thị xã Cai Lậy 287 ha, huyện Cái Bè 247 ha, huyện Cai Lậy 335 ha… do chuyển trồng cây lâu năm như thanh long, sầu riêng…, năng suất thu hoạch bình quân đạt 74,6 tạ/ha, sản lượng 513.212 tấn, tăng 9,1% do năng suất bình quân tăng 13,5% so cùng kỳ.

    + Vụ Hè Thu (gồm Xuân Hè và Hè Thu): xuống giống 104.364 ha, đạt 99,8% kế hoạch của vụ, giảm 3,8% so cùng kỳ; năng suất thu hoạch bình quân 57,2 tạ/ha; sản lượng 596.839 tấn, đạt 102,4% kế hoạch, giảm 4,1% so cùng kỳ do giảm diện tích gieo trồng, đồng thời năng suất giảm 0,2% so cùng kỳ vì phần lớn diện tích lúa vụ Hè Thu giai đoạn trổ chín năm nay bị ảnh hưởng thời tiết mưa vào ban đêm nên tỷ lệ hạt lép tương đối nhiều.

    + Vụ Thu Đông: xuống giống 28.088 ha, đạt 101,3% kế hoạch; giảm 8,4% so cùng kỳ do chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Vụ lúa này gieo trồng chủ yếu ở các huyện hạ lưu sông Tiền không bị ảnh hưởng lũ như: Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông… đây là vùng trọng điểm của tỉnh trồng lúa thơm, đặc sản, các giống lúa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Năng suất sơ bộ 51,3 tạ/ha, đạt 101,3% kế hoạch, tăng 0,4% so cùng kỳ; sản lượng 144.080 tấn, đạt 102,6% kế hoạch, giảm 8% so cùng kỳ.

    * Cây lúa vụ Đông Xuân 2018-2019: trong tháng 12 gieo sạ 20.835,4 ha, tổng diện tích đã xuống giống 36.247/68.800 ha diện tích dự kiến của toàn vụ. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, căn cứ dự báo tình hình khí tượng thủy văn, hiện trạng diễn biến bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tại địa phương cũng như tình hình rầy vào bẫy đèn, địa phương đã xây dựng lịch thời vụ gieo trồng đồng loạt, tránh rầy đồng thời phổ biến đến tận nông dân để bà con chủ động trong sản xuất vụ Đông xuân.

    - Cây ngô: trồng 4.697 ha, đạt 104,5% kế hoạch, tăng 4,4% so cùng kỳ, năng suất bình quân 35,8 tạ/ha với sản lượng 16.795 tấn, đạt 103,3% kế hoạch và tăng 4,2% so cùng kỳ. Cây ngô trồng tập trung nhiều nhất ở huyện Chợ Gạo với 2.941 ha, kế đến là huyện Gò Công Tây 576 ha, huyện Cái Bè 313 ha…

    - Cây rau đậu các loại: gieo trồng 58.544 ha, đạt 103,9% kế hoạch; năng suất thu hoạch bình quân 195,2 tạ/ha, đạt 101,3% kế hoạch, tăng 1,4% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 1.142.841 tấn, đạt 105,3% kế hoạch; so với cùng kỳ diện tích gieo trồng tăng 5,8%, năng suất thu hoạch bình quân tăng 1,4% và sản lượng tăng 7,3%; trong đó: rau các loại 58.292 ha, tăng 5,7% so cùng kỳ, năng suất thu hoạch bình quân 195,9 tạ/ha, tăng 1,5% với sản lượng 1.142.103 tấn, tăng 7,3% so cùng kỳ.

    - Cây lâu năm và cây ăn quả: có 93.835 ha, đạt 101,7% kế hoạch, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, diện tích tăng chủ yếu ở nhóm cây lấy quả chứa dầu 9,2% (cây dừa); sản lượng thu hoạch ước 1.560.856 tấn, đạt 101,6% kế hoạch, tăng 3,2% so cùng kỳ. Trong đó: cây ăn quả 73.887 ha, đạt 97,9% kế hoạch, giảm 1,4% so cùng kỳ do chuyển đổi diện tích từ cây vú sữa già cỗi sang trồng cây dừa ở huyện Châu Thành; sản lượng thu hoạch ước 1.408.045 tấn, đạt 99,4% kế hoạch, tăng 1,6% so cùng kỳ chủ yếu ở một số cây như xoài, thanh long, sầu riêng, mít, ổi, sapoche...

    * Chăn nuôi:

    Thời điểm 01/10/2018, đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau:

 

Đơn vị
tính

 

Tổng đàn có đến 01/10/2018

% tăng (+), giảm (-) so cùng kỳ

% so
kế hoạch 2018

- Đàn trâu

con

238

- 14,7

-

- Đàn bò

120.765

- 0,6

99,4

- Đàn lợn

583.883

+ 0,3

99,8

- Đàn gia cầm

1.000 con

13.033,3

+ 14,4

112,6

 

    Đàn lợn: trong quý I, giá lợn hơi có tăng nhẹ, giá bán ra trung bình 30 ngàn đồng/kg. Từ giữa tháng 4/2018 thương lái thu mua khoảng 37-40 ngàn đồng/kg, với giá này, người chăn nuôi đã có lãi. Từ tháng 5, giá lợn liên tục tăng và chạm mốc 50 ngàn đồng/kg, với mức giá bán này, người chăn nuôi hoàn toàn có lãi, thậm chí lãi khá cao. Hiện nay, tại Tiền Giang giá lợn hơi được thương lái thu mua từ 50 - 52 triệu đồng/tạ tùy phẩm chất và địa bàn thu mua, tuy nhiên người chăn nuôi chưa mạnh dạn mở rộng quy mô do cẩn trọng với giá lợn hơi thấp kéo dài cả năm 2017. Mặt khác, sau đợt khủng hoảng về giá vừa qua đã đẩy hàng loạt hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vào cảnh khó khăn, đến nay còn lâm nợ nên chưa có điều kiện để phát triển đàn trở lại. Khâu yếu nữa của chăn nuôi nói chung, nhất là chăn nuôi lợn hiện nay vẫn là giết mổ, bảo quản sản phẩm. Các nước hiện nay đều có chính sách dự trữ quốc gia về thực phẩm, tuy nhiên chúng ta mới chỉ dự trữ được đối với lương thực.

    b. Lâm nghiệp:

    Năm 2018, trồng cây phân tán được 1.178,5 ngàn cây các loại, giảm 54,4% so cùng kỳ. Sản lượng gỗ khai thác đạt 45.674 m3, giảm 10,2% so cùng kỳ và sản lượng củi khai thác được 101.751 ste các loại, giảm 43,5% so cùng kỳ. Toàn tỉnh hiện có 2.170 ha đất rừng (không gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng); trong đó đất rừng phòng hộ 1.310 ha. Giao khoán bảo vệ rừng 1.039 ha cho 145 cá nhân với kinh phí thực hiện 495 triệu đồng. Nhờ chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống cháy rừng trong mùa khô nên năm 2018 trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng. Các địa phương luôn chủ động ứng phó kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”.

    c. Thủy, hải sản:

    Nuôi thủy sản: trong năm 2018, tổng diện tích thả nuôi 16.911 ha các loại, đạt 107,1% kế hoạch, giảm 0,1% so cùng kỳ. Thủy sản nước ngọt nuôi 6.969 ha, đạt 110,3% kế hoạch, tương đương so cùng kỳ. Thủy sản nước mặn, lợ được 9.942 ha, đạt 105% kế hoạch, tương đương so cùng kỳ; trong đó: diện tích nuôi tôm 7.322 ha, giảm 0,2% so cùng kỳ.

    Về tình hình dịch bệnh: trong năm có 66,27 ha tôm nuôi thâm canh, bán thâm canh bị bệnh, chủ yếu ở 2 huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông, chiếm 3% diện tích thả nuôi, đã sử dụng 2.445 kg TCCA/12,14 ha để xử lý môi trường nuôi. Trên nghêu: xảy ra 3 đợt nghêu chết rãi rác (tháng 4, 7 và 8/2018) với tổng diện tích 224 ha, tập trung khu vực cồn Vạn Liễu, huyện Gò Công Đông (cách bờ 1,5 km); nghêu chết tỷ lệ từ 1-7%, trong đó có 25 ha có tỷ lệ chết từ 10-15%, kích cỡ nghêu khoảng 60-70 con/kg (sân nghêu thịt), 80-300 con/kg (sân nghêu trung); nguyên nhân do gió chướng thổi mạnh, sóng to nghêu bị vùi sâu không lọc được thức ăn và do lớp bùn tích tụ nhiều trên mặt sân, nghêu không ăn được trong nhiều ngày nên chết...

    Sản lượng thu hoạch 292.337 tấn, đạt 113,2% kế hoạch, tăng 7,7% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng từ nuôi 168.682 tấn, đạt 108,2% kế hoạch, tăng 4,9% so cùng kỳ, sản lượng khai thác 123.655 tấn, đạt 120,9% kế hoạch, tăng 11,7% so cùng kỳ. Sản lượng đạt và tăng so cùng kỳ là do các hộ đầu tư vào nuôi cá thâm canh và bán thâm canh ngày càng nhiều thay cho các hình thức nuôi truyền thống và thời tiết thuận lợi, ngư trường khai thác thủy sản gần bờ xuất nhiều loại cá nên ngư dân vừa trúng mùa vừa được giá.

    7. Sản xuất công nghiệp:

    Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12/2018 tăng 2,9% so với tháng trước (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,3%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 4%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,9%) và tăng 11,4% so cùng kỳ (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,7%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 2,8%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,4%).

    Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2018 tăng 12,1% so với cùng kỳ, bao gồm: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,3%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 8,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,7%.

    * Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:

    - Chỉ số tiêu thụ tháng 12/2018 so với tháng trước tăng 2,3% và tăng 9,4% so cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ năm 2018 tăng 11,2% so cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 9,9%; sản xuất đồ uống tăng 25,3%; dệt tăng 23%; sản xuất trang phục tăng 54,1%; sản xuất da tăng 2,5%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 16,5%; sản xuất kim loại tăng 20,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 13,1%, trong đó sản xuất mô tơ tăng 29,3%... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ là: chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 0,5%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 0,1%; sản xuất sản phẩm cao su và plastic giảm 21,4%; sản xuất máy móc thiết bị chưa phân vào đâu giảm 11,6%...

    - Chỉ số tồn kho tháng 12/2018 so với tháng trước tăng 12,8% và so với cùng kỳ tăng 25%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ là: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 30,3%; sản xuất đồ uống bằng 4 lần; dệt tăng 3,47%; sản xuất trang phục tăng 8,3%; sản xuất da tăng 94,3%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 2,3%... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ là: sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu giảm 2,3%; công nghiệp chế biến chế tạo khác giảm 11,1%...

    *  Tình hình thu hút đầu tư và phát triển các khu - cụm công nghiệp:

    Khu công nghiệp: đến nay tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương quy hoạch 7 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.083,5 ha; trong đó có 4 khu công nghiệp đã được thành lập và đi vào hoạt động. Tính đến nay, tổng số dự án thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp là 98 dự án (trong đó có 71 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài) với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.820 triệu USD và 4.066 tỷ đồng, diện tích đất cho thuê 489/765ha, đạt 63,9% diện tích đất của 4 khu công nghiệp đang hoạt động.

    Cụm công nghiệp: trên địa bàn tỉnh có 27 cụm công nghiệp được quy hoạch; trong đó có 4 cụm công nghiệp đang hoạt động. Tính đến nay, tổng số dự án đầu tư tại các cụm công nghiệp hiện nay là 79 dự án (trong đó: có 7 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 4.417 tỷ đồng và diện tích thuê đất là 78,6 ha, tỷ lệ lắp đầy đạt 96,9% diện tích đất công nghiệp.

    8. Thương mại, dịch vụ:

    a. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội:

    Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 12 thực hiện 4.985 tỷ đồng, tăng 4,6% so tháng trước. Năm 2018 thực hiện 56.577 tỷ đồng, đạt 95,9% kế hoạch, tăng 9,5% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước 5.042,3 tỷ đồng, tăng 15,5%; kinh tế ngoài nhà nước 51.077,5 tỷ đồng, tăng 8,8%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 457,2 tỷ đồng, tăng 40,9%. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 44.630 tỷ đồng, tăng 9%; lưu trú 114,3 tỷ đồng, tăng 19,4%; ăn uống 5.944,3 tỷ đồng, tăng 12,8%; du lịch lữ hành đạt 98,6 tỷ đồng, tăng 14%; dịch vụ 5.789,9 tỷ đồng, tăng 10,3% so cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2018 (theo giá thực tế) tăng 9,5% so cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,1%.

    Ngày 21/11/2018 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành công văn số 5276/UBND-KT gửi Sở Công thương tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-BCT của Bộ Công thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung, cầu bình ổn thị trường cuối năm 2018 và chuẩn bị Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Qua đó nhằm chủ động có phương án, giải pháp ổn định thị trường không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, gây mất cân đối thị trường.

    Chào mừng Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang năm 2018, Trung tâm xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch đã tổ chức triển lãm thành tựu phát triển doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang tại đường 30/4, phường 1, TP. Mỹ Tho, diễn ra từ ngày 7 đến 10/8/2018 với 22 gian hàng triển lãm của cấp huyện và 122 gian hàng của 53 doanh nghiệp trong tỉnh và câu lạc bộ doanh nhân Tiền Giang tại thành phố Hồ Chí Minh, triển lãm nhằm giới thiệu về sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là sự phát triển của doanh nghiệp.

    b. Xuất - Nhập khẩu:

    * Xuất khẩu:

    Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2018 đạt 287,9 triệu USD, tăng 1,1% so tháng trước; quý IV/2018 xuất 831,6 triệu USD, tăng 32,2% so cùng kỳ. Năm 2018, trị giá xuất khẩu hàng hóa ước 2.689,3 triệu USD, đạt 101,5% kế hoạch, tăng 9,1% so cùng kỳ, gồm: kinh tế nhà nước thực hiện 96,6 triệu USD, tăng 23,8%; kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 629,5 triệu USD, giảm 9,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 1.963,2 triệu USD, tăng 16,1% so cùng kỳ.

    Trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo ngành sản xuất chính gồm 2 ngành: ngành công nghiệp chế biến chế tạo xuất 2.551,8 triệu USD, tăng 9,7%, ngành thương nghiệp xuất 137,5 triệu USD, giảm 2,5% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu quý I đạt 561,6 triệu USD, quý II đạt 629 triệu USD, quý III đạt 667,1 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu năm 2018 tăng so cùng kỳ chủ yếu ở các mặt hàng: rau quả tăng 5%; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 9,7%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm tăng 44,7%; hàng dệt may tăng 15,65; sắt thép tăng 22,2%... các mặt hàng còn lại có kim ngạch xuất khẩu biến động không đáng kể.

    * Nhập khẩu:

    Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2018 đạt 104,5 triệu USD, giảm 13,1% so tháng trước; quý IV/2018 nhập 326,8 triệu USD, tăng 45,9% so cùng kỳ. Năm 2018, trị giá nhập khẩu hàng hóa ước 1.383,6 triệu USD, đạt 120,3% kế hoạch, tăng 29,5% so cùng kỳ, gồm: kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 137,9 triệu USD, giảm 7,2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 1.245,7 triệu USD, tăng 35,4% so cùng kỳ.

    Trị giá nhập khẩu phân theo ngành sản xuất kinh doanh chính gồm 2 ngành: công nghiệp chế biến chế tạo và thương nghiệp bán buôn bán lẻ. Năm 2018, ngành công nghiệp chế biến chế tạo nhập khẩu đạt 1.378,4 triệu USD, tăng 29,9% so cùng kỳ, trong đó nhập khẩu cho sản xuất chế biến thực phẩm 96,5 triệu USD, giảm 6,9%, may mặc 325,3 triệu USD, tăng 33,2%, sản xuất da và các sản phẩm liên quan 347,7 triệu USD, tăng 19,3%, sản xuất kim loại 450 triệu USD, tăng 31,1%... so cùng kỳ.

    c. Vận tải:

    - Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải:

    Tháng 12/2018, ước thực hiện 204 tỷ đồng, tăng 1,3% so tháng trước, tăng 10,2% so cùng kỳ; trong đó: vận tải hành khách thực hiện 58 tỷ đồng,tăng 3,2%; vận tải hàng hóa thực hiện 131 tỷ đồng, tăng 0,5% so tháng trước.

    Năm 2018, ước thực hiện 2.312,6 tỷ đồng, tăng 7,4% so cùng kỳ; trong đó: vận tải hành khách thực hiện 689 tỷ đồng, tăng 5,2% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa thực hiện 1.434 tỷ đồng, tăng 4,4% so cùng kỳ. Vận tải đường bộ thực hiện 1.282,3 tỷ đồng, tăng 4,4% so cùng kỳ; vận tải đường thủy nội địa thực hiện 841 tỷ đồng, tăng 5,2%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 189,3 tỷ đồng, tăng 52%.

    - Vận tải hành khách:

    Ước tháng 12, vận tải 2.524 ngàn hành khách, tăng 3,6% so tháng trước; trong đó: đường bộ 1.612 ngàn hành khách, tăng 3,6%, đường thủy nội địa 912 ngàn hành khách, tăng 3,5%. Hành khách luân chuyển 105.960 ngàn hành khách.km, tăng 3,9% so tháng trước; trong đó: đường bộ 104.285 ngàn hành khách.km, tăng 3,9%, đường thủy nội địa 1.675 ngàn hành khách.km, tăng 3,2%.

    Năm 2018, vận tải hành khách 30.295 ngàn hành khách, đạt 99% kế hoạch, tăng 1,3% so cùng kỳ; hành khách luân chuyển 1.210.010 ngàn hành khách.km, đạt 101,1% kế hoạch, tăng 11,9% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 19.668 ngàn hành khách, giảm 1,9% và luân chuyển 1.190.736 ngàn hành khách.km, tăng 11,9% so cùng kỳ; vận tải đường thủy nội địa 10.627 ngàn hành khách, tăng 8% và luân chuyển 19.274 ngàn hành khách.km, tăng 15,9% so cùng kỳ. Hành khách luân chuyển 304.872 ngàn hành khách.km, tăng 11,5% so cùng kỳ; trong đó: đường bộ 299.939 ngàn hành khách.km, tăng 11,4%, đường thủy nội địa 4.933 ngàn hành khách.km, tăng 20,1%.

    - Vận tải hàng hóa:

    Ước tháng 12, vận tải 1.341 ngàn tấn, tăng 3% so tháng trước; trong đó đường bộ 423 ngàn tấn, tăng 0,7%, đường sông 917,7 ngàn tấn, tăng 4% so tháng trước. Hàng hóa luân chuyển 145.226 ngàn tấn.km, tăng 1,1% so tháng trước; trong đó đường bộ 37.859 ngàn tấn.km, tăng 2,3%, đường thủy nội địa 107.367 ngàn tấn.km, tăng 0,6% so tháng trước.

    Năm 2018, vận tải 16.128 ngàn tấn, đạt 95% kế hoạch, tăng 2,1% và luân chuyển 1.707.210 ngàn tấn.km, đạt 99% kế hoạch, tăng 6,1% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ thực hiện 4.974 ngàn tấn, tăng 7,1% và luân chuyển được 414.530 ngàn tấn.km, tăng 3,3% so cùng kỳ; vận tải đường thủy nội địa thực hiện 11.154 ngàn tấn, tương đương cùng kỳ và luân chuyển được 1.292.680 ngàn tấn.km, tăng 7,1% so cùng kỳ. Hàng hóa luân chuyển 434.888 ngàn tấn.km, giảm 20,1% so cùng kỳ; trong đó đường bộ 113.881 ngàn tấn.km, giảm 24,2%, đường thủy nội địa 321.007 ngàn tấn.km, giảm 18,5% so cùng kỳ.

    d. Du lịch:

    Số khách tham quan du lịch đến địa bàn tỉnh năm 2018 là 1.911,4 ngàn lượt, đạt 96,8% kế hoạch, tăng 13,5% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 636,5 ngàn lượt, đạt 81,4% kế hoạch, tăng 12,5% so cùng kỳ. Doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng năm 2018 đạt 11.947 tỷ đồng, tăng 11,7% so cùng kỳ; trong đó: dịch vụ ăn uống 5.944 tỷ đồng, chiếm 49,8%.

    Ngày 10/12/2018, Sở văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh đã ban hành Kế hoạch 341/KH-BTC về việc tổ chức các hoạt động Lễ hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Tiền Giang năm 2019, dự kiến diễn ra trong 5 ngày từ 10/01/2019 đến 14/01/2019. Các hoạt động tổ chức gồm: hoạt động hội chợ triển lãm thương mại ẩm thực; hoạt động văn hóa nghệ thuật; hoạt động thể dục thể thao; hoạt động du lịch và buổi Lễ bế mạc diễu hành thuyền hoa hoa đăng.

    e. Bưu chính viễn thông:

    Doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông năm 2018 đạt 2.473 tỷ đồng, đạt 126,8% so kế hoạch, tăng 8,3% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính 123 tỷ đồng, tăng 3,8%, viễn thông 2.350 tỷ đồng, tăng 8,5% so cùng kỳ.

    Số thuê bao điện thoại trên mạng đến cuối năm 2018 là 113.855 thuê bao, mật độ điện thoại bình quân đạt 6,5 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Số thuê bao Internet trên mạng đến cuối năm 2018 là 191.139 thuê bao, mật độ Internet bình quân đạt 10,9 thuê bao/100 dân. Số thuê bao điện thoại di động có sử dụng internet (3G) đến cuối tháng 12 năm 2018 là 407.664 thuê bao.

    II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

    1. Dân số, lao động và việc làm:

    Dân số trung bình của tỉnh năm 2018 ước tính 1.763.927 người, tăng 0,7% so với năm 2017, bao gồm: dân số nam 865.207 người, chiếm 49,1% tổng dân số, tăng 0,7%; dân số nữ 898.720 người, chiếm 50,9%, tăng 0,7%. Dân số khu vực thành thị là 273.268 người, chiếm 15,5% tổng dân số, tăng 0,7% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 1.490.659 người, chiếm 84,5%, tăng 0,7% so với năm trước.

    Trong năm đã giới thiệu việc làm cho 3.431 lượt lao động (đạt 137,2% kế hoạch), trong đó: nữ 13.891 lượt lao động (chiếm 53,9%); có 1.784 lao động có được việc làm ổn định; có 203 lao động đi làm việc ở nước ngoài; có 14.411 người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có 14.499 người đã có quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền chi trả trên 175,7 tỷ đồng. Tổ chức 20 phiên giao dịch việc làm với 59 lượt doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với nhu cầu tuyển dụng là 8.483 lao động, thu hút 1.079 lượt lao động tham gia trực tiếp và hàng ngàn lượt tham gia gián tiếp qua website của Trung tâm dịch vụ việc làm.

    Tình hình lao động việc làm trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp:

    - Khu công nghiệp: có khoảng 88.650 lao động, trong đó có 847 lao động nước ngoài, không thuộc diện cấp giấy phép 30 lao động, đã cấp giấy phép 716 lao động, còn lại chưa nộp hồ sơ cấp giấy phép lao động và xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép 101 lao động.

    - Cụm công nghiệp: có khoảng 16.922 lao động, trong đó có 28 lao động nước ngoài, không thuộc diện cấp giấy phép 3 lao động, đã cấp phép 25 lao động.

    Qua khảo sát thực tế và nguồn kết quả điều tra mẫu Lao động việc làm hàng tháng cho thấy tỷ lệ lao động thất nghiệp chung của toàn tỉnh năm 2018 là 1,6% thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so cùng kỳ 2017 (năm 2017 là 1,7%) nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị vẫn chiếm tỷ lệ khá cao lên đến 2,8% cao hơn 1,7 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn. Sở dĩ, số lao động thất nghiệp khu vực thành thị năm 2018 có phần tăng hơn so cùng kỳ, làm cho tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị tăng là do có một số lao động đã làm việc những công việc không phù hợp nên đã nghỉ việc, một số lao động khác làm trong lĩnh vực chế biến thủy sản đã tạm thời nghỉ việc trong thời gian dài đến thời điểm điều tra vẫn chưa làm việc do công ty chưa có nguyên liệu… Vì vậy, đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị năm 2018 tăng so với cùng kỳ năm 2017.

    2. Đời sống dân cư và an sinh xã hội:

    Công tác đền ơn, đáp nghĩa, các chính sách đối với gia đình người có công với cách mạng:

    - Vận động đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa trên 13 tỷ đồng, đạt 130% kế hoạch năm; xây mới 186 ngôi nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 7,4 tỷ đồng, đạt 143,1% kế hoạch; sửa chữa 99 ngôi nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 1,9 tỷ đồng đạt 282,9% kế hoạch từ nguồn vận động. Mặt trận tổ quốc các cấp tổ chức xây dựng và sửa chữa 587 căn nhà đại đoàn kết cho người nghèo, với tổng kinh phí trên 15,3 tỷ đồng.

    - Công tác điều dưỡng người có công: Đưa 7/7 đợt với 720 người có công đi điều dưỡng tập trung cho các huyện, thành, thị tại 4 địa điểm: Trung tâm điều dưỡng người có công Lâm Đồng, Khánh Hòa, Kiên Giang và Đoàn An dưỡng điều dưỡng 198 Đà Lạt; tổ chức đưa 106 người có công đi điều dưỡng tập trung tại Trung tâm Điều dưỡng người có công Miền Trung; thực hiện chế độ điều dưỡng tại gia đình đối với 6.839 người có công với cách mạng với số tiền 7,6 tỷ đồng.

    - Tổ chức 2 đợt đưa 60 người có công đi viếng Lăng Bác Hồ, tham quan thủ đô Hà Nội vào tháng 4 và tháng 6 năm 2018; tổ chức đưa 35 người có công đi Phú Quốc, thời gian từ ngày 07 - 10/5/2018.

    - Tặng 110.302 phần quà với tổng giá trị 19,8 tỷ đồng cho người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

    Công tác giảm nghèo: tập trung thực hiện các giải pháp giảm nghèo, chú trọng đầu tư cho những vùng khó khăn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp chỉ đạo triển khai chương trình dự án giảm nghèo của tỉnh và những dự án do ngành làm chủ; đẩy mạnh tổ chức thực hiện các mô hình giảm nghèo bền vững; dự kiến thực hiện tổng số hộ thoát nghèo năm 2018 là 2.360 hộ, đưa tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 giảm từ 4,19% xuống còn 3,69% vào cuối năm. Tổ chức thăm và tặng quà Tết nguyên đán 2018 cho 20.710 hộ nghèo với tổng số tiền là 6,4 tỷ đồng trong đó quà Chủ tịch nước 30 người với số tiền 30 triệu đồng, ngân sách tỉnh 9.840 người số tiền 2,9 tỷ đồng, ngân sách huyện 9.840 người số tiền 2,9 tỷ đồng, từ nguồn khác 1.000 người số tiền 500 triệu đồng.

     3. Hoạt động giáo dục:

    Số liệu thống kê học sinh đầu năm học 2018 - 2019 như sau: Tiểu học có 218 trường, 138.160 học sinh; Trung học cơ sở 125 trường, 101.699 học sinh, tuyển mới vào lớp 6 là 26.963 học sinh; Trung học phổ thông có 33 trường, 44.180 học sinh; tuyển sinh lớp 10 năm học 2018 - 2019 có 16.865 học sinh.

    Xét công nhận tốt nghiệp THPT, kết quả có 13.628/13.774, tỷ lệ 98,94%; Tổ chức rà soát, đánh giá công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018; Có 24.720/24.756 (tỷ lệ 99,9%) học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS năm 2018, trong đó 9.037 loại giỏi, 8.630 loại khá và 7.078 loại trung bình (hỏng 36 học sinh).

    Kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy năm 2018 của trường Đại học Tiền Giang như sau: hệ đại học chính quy là 1.170 chỉ tiêu, số lượng nhập học tính đến ngày 25/11/2018 là 1.044 thí sinh đạt 89,2%; hệ cao đẳng sư phạm là 150 chỉ tiêu, số lượng nhập học 158 thí sinh đạt 105,3%; hệ cao đẳng ngoài sư phạm là 650 chỉ tiêu, số lượng nhập học 398 thí sinh đạt 61,2%. Xét và công nhận tốt nghiệp cho 1.519 học sinh, sinh viên (HSSV), tỷ lệ HSSV đạt loại Giỏi trở lên: 11,52%, Trung bình khá trở lên: 56,81% và Trung bình: 31,67%.

    4. Hoạt động y tế:

     So với cùng kỳ có 16 bệnh giảm (bệnh viêm gan vi rút B giảm 74,3%, bệnh viêm não nhật bản giảm 80%, bệnh sốt xuất huyết Dengue giảm 35,5%, bệnh thủy đậu giảm 17,3%, bệnh quai bị giảm 6,2%, bệnh tay-chân-miệng giảm 1,7%...); có 7 bệnh tăng (bệnh cúm tăng 100%, bệnh zika tăng 100%, bệnh tiêu chảy tăng 22,5%...); có 3 trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết, tay-chân-miệng và vi rút cúm. Nhiễm HIV/AIDS: phát hiện 311 cas mới nhiễm HIV tăng 36 cas so cùng kỳ, số cas mới AIDS là 36 cas tăng 10 cas; lũy kế đến nay số người nhiễm HIV là 5.093 cas, số cas AIDS là 1.746 cas và tử vong do AIDS là 942 cas.

     Trong năm đã khám chữa bệnh cho 5.768.413 lượt người giảm 0,2% so cùng kỳ, trong đó điều trị nội trú 241.798 lượt người giảm 2,9%. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân của các cơ sở điều trị đạt 107,9%, bệnh viện tuyến tỉnh đạt 132,8%, các bệnh viện chuyên khoa đạt 96,7%, bệnh viện tuyến huyện đạt 67,8%..., Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được ngành y tế quan tâm thực hiện; có 13.185 lượt cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra; kết quả có 12.836 lượt cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt 97,4%; ngộ độc thực phẩm xảy ra 3 vụ với 40 người mắc, không có trường hợp tử vong.

    5. Hoạt động văn hóa - thể thao:

    Toàn tỉnh tập trung tổ chức tốt Đại hội Thể dục Thể thao các cấp lần thứ VIII năm 2018 và tham gia Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần VIII năm 2018. Trung tâm văn hóa tỉnh Tổ chức thành công “Liên hoan đàn, hát dân ca tỉnh Tiền Giang năm 2018”; tham gia Hội diễn “Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông” lần thứ XVI năm 2018 tại An Giang, kết quả đạt được: 3 HCV; 2 HCB; 1 Bằng khen Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang; tham gia Hội thi sân khấu kịch ngắn, kịch vui toàn quốc năm 2018 tại Quảng Nam, kết quả: Đạt Huy chương vàng toàn đoàn, về cá nhân đạt 2 HCV và 2 HCB. Đội thông tin lưu động tỉnh xây dựng mới 02 chương trình, tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân trong tỉnh 80 buổi, với khoảng 16.000 lượt người xem; thực hiện 157 băng ron, 129 pano, 2.879 cờ các loại, 84 lượt xe loa cổ động, 4 cuộc trưng bày triển lãm ảnh, thu và phát hành 265 đĩa tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, ngày truyền thống của bộ, ngành, địa phương;…

    Phong trào thể dục, thể thao tiếp tục được duy trì và phát triển với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Tổ chức thành công Đại hội Thể dục Thể thao cấp tỉnh lần thứ VIII với tổng số 20 môn, 209 nội dung. Thu hút 14 đoàn tham gia gồm 11 huyện, thành, thị, ngành Công An, ngành Quân đội và ngành Giáo dục - Đào tạo, với 178 huấn luyện viên, 2.993 vận động viên. Kết quả, thành phố Mỹ Tho dẫn đầu với 55 HCV, 35 HCB, 43 HCĐ; Huyện Cái Bè thứ 2 với 32 HCV, 17 HCB, 33 HCĐ và Huyện Châu Thành xếp thứ 3 với 25 HCV, 17 HCB, 21 HCĐ; tổ chức thành công giải Boxing đồng bằng sông Cửu Long mở rộng năm 2018…

    6. Trật tự an toàn giao thông: (Theo báo cáo của Ngành công an).

    Giao thông đường bộ: Trong quý IV tai nạn xảy ra 77 vụ, làm chết 54 người, bị thương 40 người; so với quý III tai nạn tăng 12 vụ, số người chết tăng 4 người, số người bị thương tăng 4 người. Năm 2018 đã xảy ra 312 vụ tai nạn, làm chết 211 người, làm bị thương 185 người; so cùng kỳ tai nạn giảm 61 vụ, số người chết giảm 32 người, số người bị thương giảm 44 người. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ xảy ra 101.008 vụ tăng 9.290 vụ so cùng kỳ. Đã xử lý tạm giữ giấy tờ và phương tiện 58.394 vụ, tước giấy phép lái xe 3.550 vụ và phạt tiền 40.541 vụ với số tiền 39.047 triệu đồng.

    Giao thông đường thủy: Trong quý IV xảy ra 1 vụ. Năm 2018, xảy ra 7 vụ tai nạn, giảm 1 vụ so cùng kỳ, làm chết 1 người tăng 1 người so cùng kỳ. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy xảy ra 25.493 vụ, tăng 3.129 vụ so cùng kỳ. Đã xử lý lập biên bản tạm giữ giấy tờ 5.663 vụ và phạt tiền 22.048 vụ với số tiền phạt: 3.683,6 triệu đồng.

    Tình hình trật tự an toàn giao thông của tỉnh năm 2018 nhìn chung đảm bảo thông suốt, ổn định. Về tai nạn giao thông đường bộ giảm cả 3 mặt so với cùng kỳ (số vụ, số người chết và số người bị thương). Các vụ tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu trên tuyến Quốc lộ 1, đường tỉnh, Quốc lộ 50... Nguyên nhân do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đi không đúng phần đường, làn đường 54 vụ; không nhường đường 11 vụ; không làm chủ tốc độ 9 vụ; uống rượu say 21 vụ; lỗi do người đi bộ 21 vụ... Tai nạn giao thông đường thủy năm 2018 xảy ra 7/8.

    7. Tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội: (Theo báo cáo của Ngành công an).

    Đến nay, tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 661 vụ; tỷ lệ điều tra khám phá đạt 80,6%, trong đó điều tra trọng án đạt 93,3%; phát hiện khởi tố 5 vụ với 10 bị can phạm tội, gây thất thoát, thiệt hại tài sản Nhà nước khoảng 6 tỷ đồng. Tình hình người dân tập trung đông người đi khiếu kiện còn xảy ra nhiều (1.634 lượt); nguyên nhân khiếu kiện chủ yếu vì lợi ích kinh tế, liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án trước đây, có nhiều vụ khiếu nại kéo dài.

    Công tác phòng chống tội phạm kinh tế, ma túy, môi trường, xử lý tệ nạn cờ bạc tiếp tục được tăng cường và phát huy hiệu quả. Phát hiện, xử lý 163 vụ vi phạm về kinh tế; 209 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (trong đó có 128 trường hợp khai thác cát trái phép); 155 vụ với 176 đối tượng phạm tội về ma túy và xử lý 2.151 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy; phát hiện, xử lý 453 vụ với 2.718 đối tượng cờ bạc.

    8. Tình hình cháy nổ, môi trường:

    Từ đầu năm đến nay xảy ra 37 vụ cháy, tổng giá trị tài sản thiệt hại gần 236.356 triệu đồng. Vi phạm môi trường được phát hiện 55 vụ, đã xử lý 47 vụ với tổng số tiền xử phạt trên 1.082 triệu đồng. Tiếp tục tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) trên địa bàn tỉnh, đặc biệt vào cao điểm mùa nắng nóng.

    9. Thiệt hại do thiên tai:

    Thiệt hại do dông lốc: trong năm 2018, toàn tỉnh có 08 cơn lốc xoáy xảy ra trên địa bàn các huyện Cái Bè, Cai Lậy và Tân Phú Đông, làm thiệt hại: 270 căn nhà (trong đó sập 33 căn, tốc mái 237 căn), 276 cây mít bị gãy, thiệt hại 100%; 844 cây thiệt hại 100% (cây trốc gốc), 459 cây thiệt hại 50%; 0,9 ha bắp, thiệt hại 90%; 1.500 cây chuối bị gãy…. Ước tổng thiệt hại trên 8,9 tỷ đồng.

    Thiệt hại do bão: bão số 9 đã làm sập 3 căn nhà thô sơ, tốc mái 1 cửa tiệm và 5 nhà lưới; 9.323 ha lúa Thu Đông chuẩn bị thu hoạch bị ngã đỗ; 10,5 ha bắp bị ngã đỗ; 10,5 ha hoa màu bị thiệt hại. Ngoài ra, trên địa bàn thị xã Gò Công có 2 cây xanh bị đổ ngã; huyện Gò Công Đông cũng bị đổ ngã 6 cây xanh và đứt dây điện 02 hộ dân ở xã Kiểng Phước. Các địa phương đã khắc phục ngay sau khi xảy ra.

    Thiệt hại do đuối nước: trong năm 2018 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 01 vụ trẻ em bị đuối nước ở huyện Gò Công Đông.

SL ước tháng 12 - 2018

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 17)
Trang:1 - 2Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 9
Truy cập: 1.986.645
Truy cập tháng: 69.339
User IP: 3.142.196.27

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn