Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Năm 2020
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang tháng 4 năm 2020
Thứ tư, Ngày 29 Tháng 4 Năm 2020

    I. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

    1. Nông nghiệp

    Cây lương thực có hạt: trong tháng gieo trồng 210 ha, sản lượng thu hoạch 169.297 tấn; ước tính đến cuối tháng 4/2020, gieo trồng 82.691 ha, đạt 47,5% kế hoạch, giảm 17,3% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch 379.973 tấn; trong đó: cây lúa gieo sạ 80.517 ha, thu hoạch 56.692 ha, sản lượng 373.831 tấn.

    - Cây lúa:

    Vụ Hè Thu (gồm Xuân Hè và Hè Thu): gieo trồng 22.913 ha, vụ Xuân Hè chủ yếu ở các huyện phía tây, còn vụ Hè Thu chưa xuống giống. Trà lúa đang giai đoạn đẻ nhánh, đứng cái - làm đồng. Do đặc điểm lúa Xuân Hè sinh trưởng trong điều kiện nắng nóng, nền nhiệt cao, có thể thiếu nước ở đầu vụ, nhưng lại thu hoạch vào thời điểm có mưa đầu mùa, nên ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân quan tâm chọn gieo trồng các giống lúa chất lượng cao nhưng có thời gian sinh trưởng ngắn ngày và tuân thủ nghiêm ngặt lịch xuống giống né rầy, né lũ đảm bảo cho việc sản xuất vụ lúa tiếp theo.

    - Cây ngô: trong tháng gieo trồng 210 ha, thu hoạch 423 ha với sản lượng 1.533 tấn. Bốn tháng gieo trồng 2.174 ha, đạt 55,4% kế hoạch, giảm 0,1% so cùng kỳ, thu hoạch 1.711 ha, năng suất quy thóc 35,9 tạ/ha với sản lượng quy thóc 6.142 tấn, đạt 43,4% kế hoạch, giảm 4,1% so cùng kỳ chủ yếu do năng suất đạt thấp hơn.

    Cây rau đậu các loại: trong tháng gieo trồng 1.584 ha, thu hoạch 2.230 ha với sản lượng 26.009 tấn; Bốn tháng gieo trồng 30.150 ha, đạt 52,3% kế hoạch, giảm 14% so cùng kỳ, thu hoạch 27.798 ha với sản lượng 536.704 tấn, đạt 46,2% kế hoạch, giảm 11,8% so cùng kỳ (trong đó: rau các loại 30.014 ha, thu hoạch 27.737 ha với sản lượng 536.521 tấn).

    Dù đã chủ động các giải pháp phòng, chống từ trước nhưng do hạn, mặn gay gắt, kéo dài nên nhiều diện tích rau màu thiệt hại do thiếu nước tưới khoảng 748 ha (352 ha thiệt hại 30-70% và 395 ha thiệt hại >70%), chủ yếu tại huyện Châu Thành, Gò Công Tây và Gò Công Đông. Các cấp, các ngành đang tập trung triển khai các giải pháp cụ thể để cứu rau màu. Về phía nông dân cũng đã chủ động thực hiện các kế hoạch trữ nước phục vụ sản xuất, người dân tiến hành cắt bỏ nhánh, ủ rơm gốc, đắp thêm bùn để dưỡng và giữ độ ẩm cho rau. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế không thể làm khác. Qua khảo sát, lãnh đạo UBND tỉnh đề nghị lãnh đạo các huyện khẩn trương lập kế hoạch, đầu tư kinh phí, tập trung mọi nguồn lực, máy móc bơm tát đưa nước ngọt cứu rau màu.

    Chăn nuôi: ước thời điểm 01/4/2020 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò 118,5 ngàn con, tăng 0,7%; đàn lợn 325 ngàn con, giảm 38,1%; đàn gia cầm (không kể chim cút) 15,8 triệu con, tăng 9,8% so cùng kỳ. Đàn lợn giảm đáng kể so cùng kỳ do dịch bệnh còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn và xảy ra trên diện rộng, con giống không đảm bảo; một số hộ nuôi thua lỗ trước đây chuyển sang vật nuôi khác; giá cả thịt lợn hơi thường xuyên liên tục biến động, người chăn nuôi không dự đoán được thị trường nên rất lo lắng khi tái đàn…

    Tại thời điểm báo cáo: giá lợn hơi dao động từ 72 - 83 ngàn đồng/kg. Theo nhận định của các chuyên gia, hiện nay, do không cân đối được cung - cầu, nên việc giảm giá thịt lợn là khó thực hiện ngay. Nếu đến cuối tháng này không có dịch phát sinh mới thì có thể coi là chấm dứt dịch tả lợn châu Phi ở Việt Nam. Đây là thời điểm bắt đầu tái đàn tốt và dự ước từ cuối quý 2, giá thịt lợn mới bắt đầu giảm được và phải hết quý 3 mới giảm được xuống mức 60 ngàn đồng/kg lợn hơi theo chỉ đạo của Chính phủ.

    2. Lâm nghiệp:

    Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh đến 01/4/2020 là 1.957 ha (không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng), bao gồm: rừng phòng hộ 1.339 ha, rừng sản xuất 618 ha.

    Ước tháng 4/2020, toàn tỉnh thực hiện trồng mới được 6,8 ngàn cây phân tán, nâng tổng số cây trồng 8 ngàn cây các loại, so cùng kỳ giảm 52,3%. Hiện nay thời tiết trời nắng nóng, khô chưa phù hợp cho việc trồng cây phân tán (chủ yếu là do hộ dân trồng). Trong tháng không xảy ra cháy rừng.

    3. Thủy hải sản:

    Trong tháng, thủy sản các loại thả nuôi 2.306 ha, tăng 4,4% so cùng kỳ, chủ yếu tăng diện tích nuôi tôm ở huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông; bốn tháng thả nuôi 11.677 ha, đạt 74,4% kế hoạch và giảm 0,5% so cùng kỳ. Thủy sản nước ngọt nuôi 3.131 ha, giảm 7,9% so cùng kỳ do thời tiết bất thường kết hợp với mực nước nội đồng thấp nên các hộ nuôi nhỏ lẽ chưa tiến hành thả nuôi. Thủy sản nước mặn, lợ nuôi 8.546 ha, tăng 2,4% so cùng kỳ, diện tích tăng chủ yếu là nuôi tôm sú nuôi quảng canh. Hiện nay thời tiết bất thường và ảnh hưởng xâm nhập mặn nên các hộ nuôi tôm thâm canh đang cải tạo ao, đầm cho vụ nuôi mới, khi độ mặn và thời tiết thích hợp thì tiến hành thả giống. Tình hình nuôi nghêu ổn định ngành chức năng tăng cường thực hiện quan trắc môi trường tại vùng nuôi nghêu tập trung.

    Sản lượng thủy sản trong tháng ước tính thu hoạch 26.497 tấn, giảm 1,6% so cùng kỳ. Bốn tháng thu hoạch 85.901 tấn, đạt 27,9% kế hoạch, tăng 1% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 43.325 tấn, đạt 25,1% kế hoạch, giảm 5,6% so cùng kỳ do để tránh ảnh hưởng tình hình hạn mặn các hộ nuôi tranh thủ thu hoạch sớm; sản lượng khai thác 42.576 tấn, đạt 31,6% kế hoạch, tăng 8,7% so cùng kỳ. Thời tiết trong tháng thuận lợi cho hoạt động khai thác, ngư dân sau khi nghỉ tết âm lịch tiến hành ra khơi trong tháng 2 và tháng 3/2020.

    II. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

    Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2020 giảm 14,8% so với tháng trước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm cho một số ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu của tỉnh như: sản xuất thực phẩm, đồ uống, dệt, sản xuất da, sản xuất sản phẩm từ cao su plastic, sản xuất kim loại... giảm mạnh so với tháng trước (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 16,3%, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 5,3%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 4,7%) và giảm 4,9% so cùng kỳ do các ngành chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh sản xuất giảm, trong đó: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 6,8%, đồ uống giảm 1,8%, dệt giảm 11,8%, sản xuất trang phục giảm 17,9%… (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 6%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 8,4%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,2%).

    Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2020 tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,5%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 9,4%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 14,3%.

    Chỉ số sản xuất sản phẩm trong 4 tháng so cùng kỳ như sau:

    - Có 18/41 sản phẩm tăng so cùng kỳ: giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài tăng 83,2%; nước uống được tăng 16,1%; phi lê đông lạnh tăng 12%; màn bằng vải khác tăng 10,4%; bia đóng lon tăng 9,4%; điện thương phẩm tăng 9,4%; thức ăn cho thủy sản tăng 0,8%...

    - Có 23/41 sản phẩm giảm so cùng kỳ: phân khoáng hoặc phân hóa học chứa 3 nguyên tố: nitơ, photpho và kali  (NPK) giảm 100%; giấy vệ sinh giảm 50,5%; thức ăn cho gia súc giảm 14,2%; sợi xe từ các loại sợi tự nhiên: bông, đay, lanh, xơ dừa, cói... giảm 8,1%; dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế giảm 7,3%; bia đóng chai giảm 1,7%...

    * Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:

    - Chỉ số tiêu thụ tháng 4/2020 so với tháng trước giảm 17,2% và giảm 36,5% so cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 4/2020 giảm 25,6%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: sản xuất đồ uống tăng 4,3%; dệt tăng 0,39%; sản xuất trang phục tăng 3,22%; sản xuất kim loại tăng 23,4%... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ là: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 41,9%; sản xuất da giảm 19,43%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 16,1%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 51,5%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu giảm 24,61%; sản xuất thiết bị điện giảm 13,2%...

    - Chỉ số tồn kho tháng 4/2020 so với tháng trước tăng 17,3% và so với cùng kỳ tăng 27,3%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ là: sản xuất đồ uống bằng gấp 7,5 lần, trong đó sản xuất bia bằng gấp 7,5 lần; dệt tăng 139,3%; sản xuất trang phục bằng gấp 5,2 lần; sản xuất da tăng 16%, trong đó sản xuất giày dép tăng 22,7%; sản xuất kim loại tăng 19,6%... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ là: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 12,6%, trong đó chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản giảm 61%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu giảm 55,7%; sản xuất thiết bị điện giảm 54,1%; công nghiệp chế biến chế tạo khác giảm 69,7%…

    III. ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG

    Tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong tháng là 181 tỷ đồng, tăng 2,3% so cùng kỳ. Bốn tháng đầu năm 2020 thực hiện 641 tỷ đồng, đạt 16,8% kế hoạch, tăng 13,2% so cùng kỳ. Các ngành các cấp yêu cầu Ban quản lý dự án, chủ đầu tư tập trung với cường độ cao hơn trong tổ chức thực hiện thi công sau thời điểm kết thúc dịch bệnh, hạn mặn, ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, kể cả tiến độ giải ngân. Chủ đầu tư tập trung triển khai các công trình chuyển tiếp, đồng thời hoàn chỉnh hồ sơ, đấu thầu đưa vào chuẩn bị khởi động xây dựng các công trình mới theo Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 6/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

    Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 510 tỷ đồng, đạt 17,2% kế hoạch, tăng 15% so cùng kỳ, chiếm 79,6% tổng số; trong đó: vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 84 tỷ đồng, tăng 10,4%, vốn xổ số kiến thiết thực hiện 236 tỷ đồng, tăng 16,3% so cùng kỳ...

    Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện 114 tỷ đồng, đạt 25,2% kế hoạch, tăng 7,1% so cùng kỳ, chiếm 17,8% tổng số; trong đó: vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 48 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ...

    Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã thực hiện 17 tỷ đồng, đạt 4,3% kế hoạch, tăng 3% so cùng kỳ, chiếm 2,6% tổng số; trong đó: vốn huyện hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 6 tỷ đồng, giảm 4% so cùng kỳ...

    IV. THƯƠNG MẠI - GIÁ CẢ - DỊCH VỤ

    1. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:

    Ngay khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16 về việc cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày trên phạm vi toàn quốc để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều người dân đổ xô tới các siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống để mua thực phẩm dự trữ, làm cho sức mua tăng gấp đôi so với ngày thường. Tuy nhiên, ngay sau khi biết các siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng bán nhu yếu phẩm vẫn hoạt động, sức mua đã trở lại bình thường. Hiện tại, hàng hóa tại siêu thị cung ứng đầy đủ và dồi dào nên tâm lý người dân đến mua sắm cũng an tâm, sức mua đang ở mức trung bình, người dân không có tâm lý mua hàng hóa để dự trữ mà chỉ mua dùng hằng ngày. Các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm tươi sống tại siêu thị khá dồi dào, hàng được nhập về liên tục để đáp ứng nhu cầu của người dân. Tại các chợ truyền thống trên các loại rau, củ, quả, thịt, hải sản… rất phong phú. Các chợ không quá đông đúc như những ngày trước khi thực hiện cách ly xã hội, nhiều quán ăn đóng cửa, nên lượng khách giảm nhiều, bán rất chậm, chỉ bán cho khách lẻ mua 1 lần để dành ăn trong vài ngày. Tình hình hạn, mặn thiếu nước tưới nên giá các loại rau cải không giảm.

    Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng thực hiện 4.096 tỷ đồng, giảm 12,5% so tháng trước và giảm 21,4 so cùng kỳ do dịch bệnh virus corona bùng phát từ cuối tháng 01 đến nay đã cộng hưởng tác động doanh thu giảm. Bốn tháng đầu năm 2020, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thực hiện 19.488 tỷ đồng, đạt 28,7% kế hoạch, giảm 2,9% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 15.909 tỷ đồng, tăng 0,2%; lưu trú 25 tỷ đồng, giảm 46,4%; ăn uống 1.660 tỷ đồng, giảm 20,4%; du lịch lữ hành 15 tỷ đồng, giảm 47,9%; dịch vụ tiêu dùng khác 1.880 tỷ đồng, giảm 8% so cùng kỳ.

    2. Xuất - Nhập khẩu:

    a. Xuất khẩu:

    Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng thực hiện 175 triệu USD; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 25 triệu USD, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 150 triệu USD. Bốn tháng xuất khẩu 817 triệu USD, đạt 24% kế hoạch, giảm 14,4% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước 2 triệu USD, giảm 82,9%; kinh tế ngoài nhà nước 142 triệu USD, giảm 35,2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 673 triệu USD, giảm 7,1% so cùng kỳ.

    Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh như sau:

    - Thủy sản: ước tính tháng 4/2020 xuất 6.134 tấn, về trị giá đạt 10,9 triệu USD. Bốn tháng xuất 26.511 tấn, giảm 35,6%; về trị giá đạt 48,9 triệu USD, giảm 60,6% so cùng kỳ.

    - Gạo: ước tính tháng 4/2020 xuất 5.896 tấn, về giá trị đạt 3 triệu USD. Bốn tháng xuất 45.673 tấn, tăng 64,3%, về trị giá đạt 21,1 triệu USD, tăng 57,7% so cùng kỳ.

    - May mặc: ước tính tháng 4/2020 xuất 7.499 ngàn sản phẩm, về giá trị xuất đạt 31 triệu USD. Bốn tháng xuất 36.347 ngàn sản phẩm, tăng 9,6%, về giá trị đạt 149 triệu USD, giảm 16,6% so cùng kỳ.

    Ngoài các mặt hàng chủ yếu, trị giá xuất khẩu một số mặt hàng trong 4 tháng năm 2020 như: hàng rau quả xuất 5 triệu USD, tăng 27,3%; sản phẩm mây, tre, cói, thảm xuất 3,5 triệu USD, giảm 25,5%; xơ, sợi dệt các loại 16,9 triệu USD, giảm 10,3%... so cùng kỳ.

    b. Nhập khẩu:

    Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng 4/2020 đạt 152,2 triệu USD. Bốn tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt 566 triệu USD, đạt 28,3% kế hoạch, tăng 25,4% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước nhập 27 triệu USD, giảm 28,8%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhập 539 triệu USD, tăng 30,4% so cùng kỳ. Nguyên liệu nhập khẩu 4 tháng chủ yếu các mặt hàng như vải các loại 86,4 triệu USD, tăng 61,5%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 80,7 triệu USD, giảm 31,5%; kim loại thường khác 278,9 triệu USD, tăng 170,7%... so cùng kỳ.

    3. Chỉ số giá:

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2020 giảm 1,52% so tháng 3/2020 (thành thị giảm 1,62%, nông thôn giảm 1,5%); so cùng kỳ tăng 2,62%.

    So với tháng 3/2020, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 4 nhóm hàng giảm: giao thông giảm 15,73%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 1,65%; bưu chính viễn thông giảm 0,04% và nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,22%. Có 5 nhóm hàng tăng: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,15%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,26%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,08%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,07% và nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%. Riêng nhóm giáo dục và văn hoá, giải trí, du lịch chỉ số giá ổn định.

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2020 giảm so tháng 3/2020 do:

   - Giá thịt gia cầm tươi sống giảm 1,8%, thuỷ hải sản tươi sống giảm 1,95% và nhóm quả tươi, chế biến giảm 1,93% do nguồn cung trong nước dồi dào vì dịch bệnh Covid-19 bùng phát hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn, các bếp ăn tập thể học sinh, sinh viên tạm ngưng hoạt động... tác động nhóm thực phẩm tươi sống giảm 0,27% so tháng trước, góp phần làm giảm CPI chung khoảng 0,06%.

    - Giá xăng dầu trong nước điều chỉnh giảm 2 đợt vào ngày 01/4 và ngày 13/4/2020, giá xăng A95-III giảm 4.880 đồng/lít, xăng E5 sinh học giảm 4.710 đồng/lít, dầu Diezen 0,05S giảm 2.210 đồng/lít so tháng trước, tác động chỉ số giá nhóm xăng dầu giảm 28,53%, góp phần làm giảm CPI chung khoảng 1,34%.

    - Giá gas giảm 23,31%, tương ứng giảm 69.000 đồng/bình 12 kg vào ngày 01/4/2020; giá dầu hoả giảm 30,44%, tương ứng giảm 3.210 đồng/lít vào ngày 01/4 và ngày 13/4/2020, tác động chỉ số giá nhóm gas và các loại chất đốt khác giảm 18,93%, góp phần làm giảm CPI chung khoảng 0,2%.

   - Giá vàng bình quân trong tháng giảm 1,43%, tác động đến giá mặt hàng trang sức bằng vàng (nhẫn, dây chuyền) giảm 2,24%.

    Bên cạnh đó, một số mặt hàng có chỉ số giá tăng nhưng tỷ trọng quyền số nhỏ nên tác động chưa đủ lớn đến chỉ số giá tiêu dùng chung như:

    - Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, một số nước tăng cường thu mua gạo để dự trữ, dẫn đến giá gạo bán lẻ cho người tiêu dùng trong nước tăng 1,83% so tháng trước.

    - Tình trạng xâm nhập mặn trong mùa khô năm nay đến sớm hơn mọi năm, nguồn nước phục vụ sản xuất đang khan hiếm làm ảnh hưởng đến chất lượng sinh trưởng cây trồng, dẫn đến nguồn cung rau tươi hiện nay bị giảm, tác động giá tăng cao như: cà chua tăng 26,42%, đỗ quả tươi tăng 5,22%, khoai tây tăng 3,74%, măng tươi tăng 6,42%. Trứng gia cầm các loại tăng 2,57% do được người dân chọn mua dự trữ để tiêu dùng trong mùa dịch bệnh Covid-19.

    - Do dịch bệnh Covid-19 nên giao thương hàng hóa giữa một số nước bị hạn chế nên giá các loại thuốc lá, thuốc tây ngoại nhập giá tăng 0,36%.

    Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng năm 2020 so cùng kỳ tăng 4,38%; một số nhóm hàng có giá tăng nhiều trong 4 tháng năm 2020 so cùng kỳ như: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 9,47%; nhóm giáo dục tăng 6,81%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,06%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,79%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,87%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,28%...

    Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 4/2020 giảm 1,43% so tháng trước, giá bình quân tháng 4/2020 là 4.540 ngàn đồng/chỉ, tăng 893 ngàn đồng/chỉ so cùng kỳ.

    Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 4/2020 tăng 1,15% so tháng trước, giá bình quân 23.584 đồng/USD, tăng 332 đồng/USD so cùng kỳ.

    4. Du lịch:

    Khách du lịch đến trong tháng 4/2020 được 7 ngàn lượt khách, giảm 81,3% so tháng trước và giảm 95,9% so cùng kỳ; trong đó: khách du lịch quốc tế 0,6 ngàn lượt khách, giảm 78,4% so tháng trước và giảm 98,9% so cùng kỳ. Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác trong tháng 4 đạt 605 tỷ đồng, giảm 33,2% so tháng trước và giảm 38,9% so cùng kỳ.

    Tính chung bốn tháng đầu năm 2020, lượt khách du lịch đến Tiền Giang là 340 ngàn lượt khách, đạt 15,5% kế hoạch, giảm 31% so cùng kỳ; trong đó: khách quốc tế 95 ngàn lượt khách, đạt 10,6% kế hoạch, giảm 39,5% so cùng kỳ. Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch đạt 3.579 tỷ đồng, giảm 8,3% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng 47,1%, ước đạt 1.684 tỷ đồng, giảm 20,9%, lưu trú đạt 25 tỷ đồng, giảm 20,4% so cùng kỳ... Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh chỉ đạo dừng các hoạt động không cần thiết để phòng, chống dịch trong đó có dừng đón tiếp khách tham quan du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các khu/điểm du lịch… đến khi có thông báo mới, từ đó dự báo ngành du lịch chỉ phục hồi sau thời gian khoảng quý II/2020 nếu dịch bệnh được kiểm soát.

    5. Vận tải:

    Sáng 16/4/2020, Sở Giao thông Vận tải Tiền Giang đã ban hành Thông báo khẩn số 623/TB-SGTVT về việc tổ chức hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Tiền Giang tiếp tục tạm dừng hoạt động vận tải của các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh; các tuyến nội tỉnh trở lại hoạt động nhưng phải đảm bảo không chở quá 50% sức chứa và không quá 20 hành khách. Xe taxi chỉ được hoạt động trong địa bàn tỉnh. Xe hợp đồng, du lịch chỉ được hoạt động trong địa bàn tỉnh, đảm bảo không chở quá 50% sức chứa và không quá 20 hành khách. Trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất. Đường thủy: tạm dừng hoạt động vận tải các tuyến cố định, hợp đồng; vận tải khách ngang sông, bến phà từ Tiền Giang đi các tỉnh, thành phố và ngược lại; các bến phà, bến khách ngang sông nội tỉnh, liên tỉnh còn lại trở lại hoạt nhưng bố trí tần suất hoạt động hợp lý, không được chở quá 50% sức chứa.

    Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng thực hiện 118 tỷ đồng, giảm 23,3% so tháng trước và giảm 39,1% so cùng kỳ. Bốn tháng thực hiện 686 tỷ đồng, giảm 9,6% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 200 tỷ đồng, giảm 14,5%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 411 tỷ đồng, giảm 7,7% so cùng kỳ. Doanh thu vận tải đường bộ thực hiện 326 tỷ đồng, giảm 14,8%; doanh thu vận tải đường thủy thực hiện 286 tỷ đồng, giảm 3,9%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 74 tỷ đồng, giảm 6,3% so cùng kỳ.

    Vận tải hành khách trong tháng đạt 1.862 ngàn hành khách, giảm 28,9% so tháng trước và giảm 55,9% so cùng kỳ; luân chuyển 23.039 ngàn hành khách.km, giảm 48,6% so tháng trước và giảm 65,2% so cùng kỳ. Bốn tháng, vận chuyển 11.188 ngàn hành khách, giảm 33,9% so cùng kỳ; luân chuyển 202.809 ngàn hành khách.km, giảm 28,6% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 4.947 ngàn hành khách, giảm 16,6% và luân chuyển 190.519 ngàn hành khách.km, giảm 28,7% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 6.241 ngàn hành khách, giảm 43,2% và luân chuyển 12.290 ngàn hành khách.km, giảm 26,6% so cùng kỳ.

    Vận tải hàng hóa trong tháng đạt 775 ngàn tấn, giảm 12,1% so tháng trước và giảm 26% so cùng kỳ; luân chuyển 99.629 ngàn tấn.km, giảm 11,7% so tháng trước và giảm 26,7% so cùng kỳ. Bốn tháng, vận tải 3.825 ngàn tấn hàng hóa, giảm 14,9% so cùng kỳ; luân chuyển 501.268 ngàn tấn.km, giảm 8,8% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ 838 ngàn tấn, giảm 20,1% và luân chuyển 105.698 ngàn tấn.km, giảm 20% so cùng kỳ; vận tải đường thủy 2.987 ngàn tấn, giảm 13,2% và luân chuyển 395.570 ngàn tấn.km, giảm 5,3% so cùng kỳ.

    6. Bưu chính viễn thông:

    Doanh thu trong tháng 4/2020 đạt 246 tỷ đồng, tương đương tháng trước và tăng 6,6% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 19 tỷ đồng, giảm 2,5% và viễn thông 227 tỷ đồng, tăng 0,2% so tháng trước. Bốn tháng doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông đạt 982 tỷ đồng, tăng 7,1% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 76 tỷ đồng, tăng 20,1% và viễn thông 906 tỷ đồng, tăng 6,2% so cùng kỳ.

    Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng đến cuối tháng 4/2020 là 108.466 thuê bao, mật độ bình quân đạt 6,2 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Thuê bao internet có trên mạng cuối tháng 4/2020 là 235.941 thuê bao, mật độ internet bình quân đạt 13,4 thuê bao/100 dân.

    V. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

    1. Tài chính:

    Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng thực hiện 622,7 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 424,7 tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 200 tỷ đồng. Bốn tháng, thu 9.112 tỷ đồng, đạt 61,2% kế hoạch, tăng 36% so cùng kỳ; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 3.471 tỷ đồng, đạt 31,2% dự toán và giảm 10,3% so cùng kỳ; thu nội địa 3.394 tỷ đồng, đạt 31,4% dự toán, giảm 10,7% so cùng kỳ (trong thu ngân sách trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.132 tỷ đồng, đạt 26,9% dự toán, giảm 17,9% so cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 421 tỷ đồng, đạt 30,1% dự toán, giảm 16,5% so cùng kỳ, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 655 tỷ đồng, đạt 39,7% dự toán, giảm 6,4% so cùng kỳ...). Thực hiện Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 8/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về giãn nộp thuế và tiền thuế đất gồm các loại thuế như: giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, tiền thuế đất tính từ tháng 3. Thời gian giãn nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp trong 5 tháng. Thời gian tới, ngành Thuế tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi của Nghị định 41, để góp phần tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

    Tổng chi ngân sách nhà nước trong tháng 1.120 tỷ đồng; trong đó: chi đầu tư phát triển 500 tỷ đồng. Bốn tháng, chi 7.290,7 tỷ đồng, đạt 53% dự toán, tăng 111,5% so cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển 1.946 tỷ đồng, đạt 43,2% dự toán, tăng 175,3% so cùng kỳ; chi hành chính sự nghiệp 2.058 tỷ đồng, đạt 29,3% dự toán và tăng 9,7% so cùng kỳ.

    2. Ngân hàng:

    Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Tiền Giang, thời gian qua, NHNN Việt Nam đã chỉ đạo và triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, cụ thể là giảm lãi suất điều hành từ 0,5% - 1%. Đây là điều kiện để các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho khách hàng. Bên cạnh đó, NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư 01/2020 về việc cơ cấu lại hạn trả nợ và miễn giảm lãi vay do dịch bệnh Covid-19. Đến thời điểm này, hầu hết các ngân hàng đang triển khai việc xem xét giảm lãi suất cho vay kiểu cũ và triển khai những gói cho vay mới với lãi suất thấp hơn từ 0,5% - 2%. NHNN Chi nhánh tỉnh cam kết khi có hướng dẫn từ Trung ương, đơn vị sẽ khẩn trương triển khai các nội dung của Nghị quyết 42 của Chính phủ về biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 để các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay.

    Đến cuối tháng 3/2020, vốn huy động đạt 70.021 tỷ đồng, tăng 0,8% so với cuối năm 2019; tổng dư nợ toàn tỉnh đạt 57.689 tỷ đồng, tăng 2,4% so với cuối năm 2019 (ngắn hạn chiếm 58,4%, trung dài hạn chiếm 41,6%). Ước đến cuối tháng 4/2020, nguồn vốn huy động đạt 70.516 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cuối năm 2019; tổng dư nợ đạt 58.043 tỷ đồng, tăng 3,1%.

    Nợ xấu: cuối tháng 3/2020, số dư là 460 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,8%, giảm 0,07% so với cuối năm 2019. Ước đến cuối tháng 4/2020, nợ xấu là 472 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,81%, giảm 0,06% so với cuối năm 2019.

    * Kết quả thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19:

    Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, thực hiện chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và NHNN Việt Nam, NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã chủ động ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng thường xuyên rà soát, đánh giá mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của khách hàng do ảnh hưởng của dịch để kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn. Đến cuối tháng 3/2020, trên địa bàn tỉnh có 17/29 ngân hàng thương mại thông báo thực hiện các gói cho vay, chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Có 4 ngân hàng thương mại hỗ trợ cho 76 khách hàng với dư nợ 1.372 tỷ đồng thông qua các biện pháp như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho 6 khách hàng với dư nợ được cơ cấu là 17,6 tỷ đồng; cho vay mới 69 khách hàng với doanh số cho vay lũy kế từ ngày 23/01/2020 là 1.371 tỷ đồng. Ngoài ra, NHNN và các tổ chức tín dụng đang tiếp tục triển khai các giải pháp theo kế hoạch hành động, kịch bản hỗ trợ khách hàng theo chỉ đạo của NHNN.

    * Kết quả hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long:

    Để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục và ổn định sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, NHNN Việt Nam chi nhành tỉnh Tiền Giang đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo quy định pháp luật hiện hành về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và quy định pháp luật liên quan khác. Chủ động phối hợp với các bên liên quan trong triển khai các dự án nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn để đẩy mạnh giải ngân theo đúng tiến độ thi công, nhanh chóng đưa các công trình này vào sử dụng đặc biệt là các xã, vùng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn. Kết quả, đến cuối tháng 3/2020, tổng dư nợ bị ảnh hưởng là 691.062 triệu đồng, hỗ trợ thông qua các biện pháp như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 1 khách hàng với dư nợ được cơ cấu là 656 triệu đồng; miễn, giảm lãi vay cho 1 khách hàng với dư nợ được miễn giảm lãi 14.900 triệu đồng; cho vay mới cho 91 khách hàng với doanh số cho vay lũy kế 399.506 triệu đồng.

    VI. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

    1. Lao động việc làm:

    Tính đến nay, theo báo cáo của 107 doanh nghiệp có sử dụng 1.186 lao động nước ngoài, thì trước Tết có 1.048 lao động đã rời Việt Nam về nước nghỉ Tết, đến nay đã có 872 lao động đã trở lại Việt Nam làm việc sau kỳ nghỉ Tết; có 329 người lao động không phải cách ly, 203 người lao động phải thực hiện biện pháp cách ly, số lao động nghi ngờ nhiễm Covid-19 là 0 lao động. Tổng hợp báo cáo từ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, hiện nay có nhiều công ty lớn trên địa bàn tỉnh tạm ngưng sản xuất hoặc cho công nhân nghỉ luân phiên, giãn ca do ảnh hưởng từ dịch Covid-19; riêng tại thành phố Mỹ Tho đến hết ngày 15/4/2020 ghi nhận 22 doanh nghiệp ngừng việc, 4.636 công nhân nghỉ việc.

    Trong tháng, đã tư vấn 2.056 lượt lao động, tăng 28,2% so cùng kỳ và đạt 10,3% kế hoạch năm, trong đó: tư vấn nghề cho 40 lượt lao động, tư vấn việc làm 169 lượt lao động; giới thiệu việc làm cho 180 lượt lao động, tăng 44% so cùng kỳ và đạt 7,2% kế hoạch. Từ đầu năm đến nay, đã tư vấn 6.015 lượt lao động, tăng 6,3% so cùng kỳ, đạt 30,1% kế hoạch năm; trong đó: tư vấn nghề cho 240 lượt lao động, tư vấn việc làm 903 lượt lao động, tư vấn việc làm cho 4.618 lượt lao động thất nghiệp; giới thiệu việc làm cho 601 lượt lao động, đạt 24% kế hoạch năm và đã giới thiệu cho 306 lao động có được việc làm ổn định, giảm 8,7% so cùng kỳ.

    Trong tháng, đã thực hiện tiếp nhận 1.384 người đăng ký thất nghiệp, tăng 29,5% so cùng kỳ, đã ban hành 958 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 70,2% so cùng kỳ với tổng số tiền chi trả trên 17 tỷ đồng, tăng 8 tỷ so cùng kỳ. Tính từ đầu năn đến nay, đã thực hiện tiếp nhận 4.267 người đăng ký thất nghiệp, tăng 36% so cùng kỳ, đã ban hành 3.886 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 37,9% so cùng kỳ với tổng số tiền chi trả tương đương 62 tỷ 520 triệu đồng, tăng 24 tỷ 487 triệu đồng so cùng kỳ; thực hiện tư vấn và giới thiệu việc làm cho 4.728 lượt lao động thất nghiệp.

    2. Chính sách xã hội:

    Ngày 3-4, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 1487 về việc hỗ trợ người bán lẻ vé số trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh đồng ý sử dụng từ nguồn chi phí hoạt động kinh doanh năm 2020 của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang để hỗ trợ cho người bán lẻ vé số trên địa bàn tỉnh khoảng 12.100 người với mức hỗ trợ 70.000 đồng/người/ngày, thời gian hỗ trợ là 15 ngày; chuyển tiền cho các địa phương thực hiện việc hỗ trợ kịp thời, chặt chẽ, đúng đối tượng, tránh trùng lặp đối tượng hỗ trợ.

    Cơ sở cai nghiện ma túy hiện đang quản lý 646 học viên trong đó 623 học viên cai nghiện bắt buộc, 12 học viên cai nghiện tự nguyện. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, từ đầu tháng 4/2020, cơ sở cai nghiện ma túy đã thực hiện tạm dừng việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định; tạm dừng tiếp nhận người cai nghiện ma túy tự nguyện, người cai nghiện ma túy bắt buộc vào các cơ sở cai nghiện ma túy; nhằm thực hiện hiệu quả các hoạt động phòng, chống lây nhiễm từ người bên ngoài cơ sở cai nghiện ma túy hoặc giữa công chức, viên chức, người lao động và học viên tại cơ sở cai nghiện ma túy theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

    3. Hoạt động y tế:

    Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh covid-19. Tỉnh đã hoàn thành tổ chức 2 đợt cách ly y tế tập trung với 629 người về từ nước ngoài. Việc theo dõi cách ly tại nhà đối với 243 người có tiếp xúc với ca nhiễm và ca nghi nhiễm Covid-19 được thực hiện tốt và đến nay đã hoàn tất cách ly. Tỉnh cũng đã xây dựng xong và sẵn sàng vận hành bệnh viện dã chiến tại Phòng khám Quân dân y tỉnh với quy mô 50 giường và đang xúc tiến chuẩn bị 2 bệnh viện dã chiến tiếp theo tại Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước Tây quy mô 100 giường và tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi với quy mô 50 giường. Tỉnh đã chuẩn bị xong 3 khu cách ly tập trung tại các cơ sở quân sự với sức chứa 950 người và đang chuẩn bị thêm 2 điểm cách ly tập trung cấp tỉnh. Song song đó, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã giao Ủy ban nhân dân cấp huyện chuẩn bị khu cách ly tập trung cho từng địa bàn. Tính đến 13 giờ ngày 15-4, theo thông tin từ Sở Y tế Tiền Giang, tỉnh không còn ca nghi nhiễm, cách ly.

    Hết thời gian 15 ngày thực hiện cách ly xã hội, Tiền Giang được xếp vào nhóm các tỉnh/thành có nguy cơ thấp về dịch bệnh (nhóm 3). Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Thông báo số 158/TB-VPCP ngày 16/4/2020 của Văn phòng Chính phủ, UBND tỉnh đã có Công văn số 1700/UBND-VHXH ngày 16/4/2020 chỉ đạo về việc tập trung thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; theo đó toàn tỉnh tiếp tục duy trì thực hiện giãn cách xã hội.

    Công tác hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảm bảo. Trong tháng đã khám chữa bệnh cho 402.519 lượt người, giảm 0,2% cùng kỳ. Bốn tháng năm 2020, đã khám chữa bệnh cho 1.719.886 lượt người, giảm 5,5% so cùng kỳ; trong đó, số người điều trị nội trú là 73.709 người, giảm 9,2% so cùng kỳ. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân trong tháng đạt 66,6%, trong đó: công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đạt 79,6%, các bệnh viện chuyên khoa đạt 57,5%, các bệnh viện tuyến huyện đạt 44,3%... Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được ngành y tế quan tâm. Trong tháng thực hiện kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm với 988 lượt, đạt vệ sinh là 967 lượt, đạt tỷ lệ 97,9%, trong tháng không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.

    4. Hoạt động giáo dục:

    Học sinh trên địa bàn tỉnh được tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 03/5/2020 để phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh covid-19 nên các hoạt động chuyên môn dạy và học, hoạt động văn - thể - mỹ, hoạt động giáo dục kỹ năng sống của ngành tạm ngưng và sẽ có kế hoạch tổ chức vào thời điểm thích hợp. Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang tổ chức ghi hình và phát sóng chương trình ôn tập lớp 9 các môn Toán (4 tiết), Ngữ văn (3 tiết) và Tiếng Anh (3 tiết) trên sóng của Đài từ ngày 02/4 đến 10/4/2020. Rà soát nội dung tinh giản của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đề xuất thời lượng tinh giản học kỳ II năm học 2019-2020 theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nghiên cứu đề thi minh họa của các bộ môn để có chỉ đạo thống nhất các cơ sở giáo dục ôn tập cho học sinh trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2020. Tổ chức thống kê các đơn vị bị ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19. Toàn tỉnh Tiền Giang có 186 trường, nhóm trẻ ngoài công lập tạm ngừng hoạt động, trong đó có 180 trường, nhóm trẻ, trung tâm bị thiệt hại trên 70%; 6 trường, nhóm trẻ, trung tâm bị thiệt hại từ 30% đến 70%. Đối với cấp học mầm non ngoài công lập hiện có 1.129 giáo viên, bảo mẫu, cấp dưỡng, tạp vụ hợp đồng bị ảnh hưởng.

    5. Hoạt động văn hóa - thể thao:

    Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành 4 văn bản về công tác phòng, chống dịch trên lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Tạm dừng tất cả các hoạt động vui chơi, giải trí, các dịch vụ liên quan đến văn hóa, thể thao và du lịch như: câu lạc bộ bida, cơ sở tập luyện thể dục thể thao, karaoke, tụ điểm hát với nhau, câu lạc bộ sở thích tại các Trung tâm Văn hóa… Tiền Giang là một trong 36 tỉnh thành nằm trong nhóm nguy cơ thấp nên được phép hoạt động lại các hoạt động thể thao cộng đồng như phòng tập Gym, Yoga, cầu lông, bóng bàn, chạy bộ, đi bộ

    Bảo tàng Tiền Giang: tổ chức dâng hương Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2020, thực hiện lễ giỗ đơn giản do Ban Giám đốc Bảo tàng thực hiện. Trung tâm Văn hóa tỉnh: biên tập nội dung tuyên truyền theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và triển khai tuyên truyền thường xuyên bằng xe loa cổ động trên toàn tỉnh. Toàn ngành thực hiện nhiều pano tuyên truyền phòng, chống dịch tại các tuyến đường chính trên địa bàn tỉnh.

    6. Tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội: (Theo báo cáo của Ngành công an).

    Tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 118 vụ (so với tháng 3/2020, tăng 23 vụ vụ), làm chết 3 người, bị thương 14 người, tài sản thiệt hại trị giá khoảng 3,7 tỷ đồng; đã xảy ra 03 vụ giết người, 10 vụ cố ý gây thương tích, 1 vụ bắt giữ người trái pháp luật, 1 vụ hiếp dâm, 2 vụ giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, 1 vụ gây rối trật tự công cộng... Điều tra khám phá bước đầu tỷ lệ đạt 54,2%, bắt xử lý 83 đối tượng, thu hồi tài sản trị giá khoảng 1,2 tỷ đồng.

    Tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy, kinh tế, môi trường: phát hiện, xử lý 25 vụ - 28 đối tượng có hành vi vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy và xử lý vi phạm hành chính 231 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy; 7 trường họp vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế và 18 trường họp vi phạm pháp luật về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tài nguyên. Phát hiện, xử lý 49 tụ điểm, 425 đối tượng tham gia cờ bạc.

    7. Trật tự an toàn giao thông: Theo báo cáo của Ngành công an

    Giao thông đường bộ: trong tháng tai nạn giao thông xảy ra 25 vụ, làm chết 17 người, bị thương 12 người; so tháng trước tai nạn giảm 3 vụ, số người chết giảm 5 người, số người bị thương tương đương; so cùng kỳ tai nạn tăng 5 vụ, số người chết tăng 4 người, số người bị thương giảm 4 người. Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông xảy ra 81 vụ, tăng 7 vụ so cùng kỳ; làm chết 59 người, tăng 5 người so cùng kỳ; bị thương 39 người, giảm 2 người so cùng kỳ.

    Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, trong tháng xảy ra 7.931 vụ, tăng 2.495 vụ so tháng trước và tăng 335 vụ so cùng kỳ; đã xử lý tạm giữ giấy tờ và phương tiện 4.829 vụ, tước giấy phép lái xe 275 vụ, phạt tiền 3.102 vụ với số tiền phạt 4.159 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay, vi phạm 20.838 vụ, giảm 77 vụ so cùng kỳ; đã xử lý tạm giữ giấy tờ và phương tiện 11.431 vụ, tước giấy phép lái xe 721 vụ, phạt tiền 9.407 vụ với số tiền phạt 11.155 triệu đồng.

    Giao thông đường thủy: trong tháng không xảy ra tai nạn, tương đương tháng trước và cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 1 vụ, không phát sinh số người chết và bị thương.

    Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy, trong tháng xảy ra 1.968 vụ, tăng 1.151 vụ so tháng trước và tăng 197 vụ so cùng kỳ; đã xử lý vi phạm: lập biên bản tạm giữ giấy tờ 331 vụ và phạt tiền 1.637 vụ với số tiền phạt 394,7 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay, xảy ra 4.743 vụ, tăng 217 vụ so cùng kỳ; đã xử lý vi phạm: lập biên bản tại giữ giấy tờ 757 vụ và phạt tiền 3.986 vụ với số tiền phạt 1.311,1 triệu đồng.

    8. Tình hình cháy nổ, môi trường:

    Trong tháng trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ cháy trên địa bàn huyện Cái Bè. Tài sản thiệt hại ước tính khoảng 45 triệu đồng. Nguyên nhân do công nhân bất cẩn vứt tàn thuốc gây cháy. Từ đầu năm đến nay toàn tỉnh xảy ra 10 vụ cháy, tổng giá trị tài sản thiệt hại trên 16,2 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, tổng số vụ vi phạm môi trường được phát hiện và xử lý 4 vụ với tổng số tiền phạt 74,3 triệu đồng. Nội dung vi phạm chủ yếu phát hiện qua kiểm tra là do khoan thăm dò và khai thác nước dưới đất không giấy phép; khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường không giấy phép.

SL ước tháng 4 năm 2020

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 21)
Trang:1 - 2 - 3Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 17
Truy cập: 1.990.551
Truy cập tháng: 71.883
User IP: 18.217.144.32

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn