Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Năm 2018
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 - 2018
Thứ tư, Ngày 29 Tháng 8 Năm 2018

    I. Kinh tế

    1. Sản xuất nông nghiệp và thủy sản

    a. Nông nghiệp

    Cây lương thực có hạt: trong tháng gieo trồng 8.083 ha, thu hoạch 469 ha với sản lượng 1.660 tấn; ước tính đến cuối tháng 8/2018, toàn tỉnh gieo trồng được 184.988 ha, đạt 90% kế hoạch, giảm 2,5% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch 757.296 tấn, đạt 62,4% kế hoạch, giảm 13,1% so cùng kỳ do lúa vụ Hè Thu chính vụ thu hoạch chậm hơn so cùng kỳ vì xuống giống trễ; trong đó: cây lúa gieo sạ 180.969 ha, đạt 90% kế hoạch, giảm 2,6% so cùng kỳ với sản lượng thu hoạch 745.863 tấn, đạt 62,3% kế hoạch, giảm 13,7% so cùng kỳ chủ yếu do lúa vụ Hè Thu thu hoạch chậm hơn so cùng kỳ.

    * Vụ lúa Hè Thu (gồm Xuân Hè và Hè Thu): Chính thức xuống giống 104.363 ha (gồm vụ Xuân Hè 37.616 ha và Hè Thu chính vụ 66.747 ha) đạt  99,8% kế hoạch sản xuất của vụ, so cùng kỳ giảm 3,8% chủ yếu ở thị xã Cai Lậy 715 ha, Cái Bè 679 ha, Cai Lậy 340 ha, Châu Thành 270 ha, Chợ Gạo 1.071 ha, Gò Công Tây 426 ha và Gò Công Đông 309 ha… Nguyên nhân giảm do chuyển từ diện tích cây lúa sang làm đường 260,7 ha; trồng cây hàng năm 1.852 ha; trồng cây ăn quả 1.979,6 ha; nuôi trồng thủy sản là 38 ha... Vụ Xuân Hè đã  hoạch dứt điểm 37.616 ha, năng suất đạt 61,8 tạ/ha, giảm 3% so cùng kỳ và 2,1 tạ/ha so kế hoạch; sản lượng 232.651 tấn, giảm 5,2% so cùng kỳ do diện tích gieo trồng và năng suất bình quân đầu giảm. Trà lúa còn lại của vụ Hè Thu đang ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh. Dự kiến đến giữa tháng 9/2018 sẽ có thu hoạch. Về cơ cấu giống lúa: giống lúa đặc sản, chất lượng cao như Nàng hoa 9, OM 6162, OM VD-VND, nếp bè... với diện tích 41.565 ha, chiếm tỉ lệ 40%; giống lúa thường (IR 50404) với diện tích 27.838 ha, chiếm tỉ lệ 27%, xuống giống chủ yếu ở các huyện phía tây; các giống lúa còn lại diện tích 34.960 ha, chiếm 33%.

    * Vụ lúa Thu Đông: diện tích xuống giống trồng trong tháng 7.793 ha, ước gieo sạ toàn bộ diện tích lúa vụ này khoảng 28.890 ha, tập trung các huyện phía Đông. Đây là vùng trọng điểm trồng lúa đặc sản và lúa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của địa phương với các loại giống: Nàng hoa 9, OM 4900, OM 6162 và các giống OM khác…

    Cây ngô: trong tháng gieo trồng 290 ha, thu hoạch 469 ha với sản lượng 1.660 tấn. Tám tháng gieo trồng 4.019 ha, đạt 89,4% kế hoạch, thu hoạch 3.176 ha, năng suất quy thóc 36 tạ/ha với sản lượng 11.433 tấn, đạt 70,3% kế hoạch, tăng 4,5% so cùng kỳ.

    Cây rau đậu các loại: trong tháng gieo trồng 6.637 ha, thu hoạch 3.101 ha với sản lượng 61.119 tấn; tám tháng gieo trồng 52.563 ha, đạt 93,3% kế hoạch, tăng 4,4% so cùng kỳ, thu hoạch 42.647 ha với sản lượng 819.599 tấn, đạt 75,5% kế hoạch, tăng 9,5% so cùng kỳ.

    Chăn nuôi: ước thời điểm 01/8/2018 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò 120 ngàn con, tăng 4,6%; đàn lợn 592 ngàn con, giảm 12,6%; đàn gia cầm 13,3 triệu con, giảm 0,5% so cùng kỳ. Hiện nay, tại Tiền Giang giá lợn hơi đang tăng mạnh, thương lái thu mua từ 4,7 - 5 triệu đồng/tạ tùy phẩm chất và địa bàn thu mua nhưng người dân chưa mạnh dạn nuôi trở lại do cẩn trọng với giá lợn hơi thấp kéo dài cả năm 2017.

    b. Thủy hải sản:

    Diện tích nuôi trồng thủy sản các loại trong tháng 1.387 ha; ước tính 8 tháng nuôi 15.685 ha, đạt 99,3% kế hoạch, giảm 0,2% so cùng kỳ. Thủy sản nước ngọt nuôi được 6.682 ha, so cùng kỳ giảm 1,1% do các hộ nuôi nhỏ lẻ mang tính chất cải thiện đời sống gia đình bỏ trống ao nuôi, mặt khác diện tích nuôi trong ao của vườn cây ăn quả giảm do ảnh hưởng thuốc trừ sâu nên không tiến hành thả nuôi. Thủy sản nước mặn, lợ nuôi được 9.003 ha, giảm 0,6% so cùng kỳ, chủ yếu là giảm diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông do trong tháng có bão nên một số hộ thu hoạch xong chưa thả nuôi trở lại.

    Sản lượng thủy sản tháng 8 ước tính được 25.183 tấn; 8 tháng đạt 187.805 tấn, đạt 72,7% kế hoạch, tăng 4,2% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 106.380 tấn, đạt 68,2% kế hoạch, tăng 3,5% so cùng kỳ do sản lượng nuôi tôm và nuôi nghêu tăng cao hiện nay đang vào mùa thu hoạch; sản lượng khai thác 81.425 tấn, đạt 79,6% kế hoạch, tăng 5,1% so cùng kỳ.

    2. Sản xuất công nghiệp

    Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2018 tăng 0,4% so với tháng trước (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,5%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm giảm 0,9%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,6%) và tăng 12,1% so cùng kỳ (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,1%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 12,9%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,8%). Tính chung 8 tháng đầu năm chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12,3% so cùng kỳ, bao gồm: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,6%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 8%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,2%.

    * Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:

    - Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 8/2018 so với tháng trước tăng 0,6% và tăng 11,2% so cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 8 năm 2018 tăng 11,4% so cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 13,9%, trong đó chế biến bảo quản thủy sản tăng 26,7%; sản xuất đồ uống tăng 28,9%, trong đó sản xuất bia tăng 28,9%; dệt tăng 31,5%; sản xuất trang phục tăng 11,9%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 15,1%; sản xuất kim loại tăng 29,4%... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ là: sản xuất da giảm 3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 0,4%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 1%; sản xuất sản phẩm cao su và plastic giảm 31,6%; sản xuất thiết bị điện giảm 0,4%...

    - Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 8/2018 so với tháng trước tăng 19,8% và so với cùng kỳ tăng 43,8%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ là: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 90,2%; sản xuất đồ uống bằng 3,9 lần, trong đó sản xuất bia bằng 3,9 lần; sản xuất da tăng 5,6%; sản xuất kim loại tăng 113,2%; sản xuất thiết bị điện tăng 99,4%... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ là: dệt giảm 35,7%; sản xuất trang phục giảm 8%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 23,8%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu giảm 35,4%; công nghiệp chế biến chế tạo khác giảm 7,3%...

    3. Đầu tư - Xây dựng

    Tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong tháng 285,3 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay thực hiện 1.455,4 tỷ đồng, đạt 51,3% kế hoạch, tăng 11,7% so cùng kỳ. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 1.149,8 tỷ đồng, đạt 49,6% kế hoạch, tăng 13,8% so cùng kỳ, chiếm 79% trong tổng số; trong đó: vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 212,3 tỷ đồng, tăng 18%, vốn xổ số kiến thiết thực hiện 526,5 tỷ đồng, tăng 18%... nguồn vốn đầu tư tăng hơn so với cùng kỳ do thời tiết thuận lợi, nguyên vật liệu xây dựng ổn đinh, nguồn vốn đầu tư trong năm tăng. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện 209,5 tỷ đồng, đạt 68,7% kế hoạch, tăng 0,9% so cùng kỳ, chiếm 14,4% tổng số; trong đó: vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 72,6 tỷ đồng, giảm 10,4% so cùng kỳ...; từ đầu năm đến nay thực hiện chủ yếu các công trình chuyển tiếp, công trình mới chỉ ở giai đoạn hoàn chỉnh hồ sơ. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã thực hiện 96,1 tỷ đồng, đạt 44,5% kế hoạch, tăng 12,4% so cùng kỳ, chiếm 6,6% tổng số; trong đó: vốn huyện hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện 72,3 tỷ đồng, tăng 19,8% so cùng kỳ... đối với các công trình do xã làm chủ đầu tư thực hiện chủ yếu từ nguồn vốn phân cấp để thực hiện các công trình giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng phục vụ địa phương.

    Ngày 09/8/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018 với chủ đề: “Tiền Giang, cơ hội đầu tư - đồng hành phát triển”. Đến dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Hội nghị còn có sự tham dự của gần 700 đại biểu gồm lãnh đạo các Bộ, ngành, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long; các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức tài chính - tín dụng, các tổ chức xúc tiến thương mại - đầu tư; các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.Tại hội nghị, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã trao chủ trương đầu tư và chủ trương nghiên cứu dự án đầu tư cho 30 dự án tiêu biểu tỉnh đã thu hút được từ đầu năm 2018 đến nay, với tổng vốn đầu tư trên 16.700 tỷ đồng; các dự án này sẽ được triển khai thực hiện trong năm 2018 và 2019, vì đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai thực hiện. Song song đó, tỉnh cũng công bố danh mục 19 dự án tỉnh ưu tiên mời gọi đầu tư với tổng vốn đầu tư 16.360 tỷ đồng ngay tại Hội nghị; phần lớn các dự án này sẽ được lựa chọn nhà đầu tư để triển khai, trễ nhất là vào năm 2020, vì đã có đủ các điều kiện cần thiết ban đầu.

    4. Thương mại - Giá cả - Dịch vụ

    a. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội:

    Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trong tháng thực hiện 4.749,8 tỷ đồng, tăng 8,5% so cùng kỳ; trong đó: tổng mức bán lẻ hàng hóa 3.776,9 tỷ đồng, tăng 6,5% so cùng kỳ. Tám tháng đầu năm thực hiện 37.303 tỷ đồng, đạt 63,2% kế hoạch, tăng 8,5% so cùng kỳ; chia ra: kinh tế nhà nước thực hiện 3.188,1 tỷ đồng, tăng 18,1%; kinh tế ngoài nhà nước 33.828,8 tỷ đồng, tăng 7,4%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 286,1 tỷ đồng, tăng 40,5%. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 29.584 tỷ đồng, tăng 7,4%; lưu trú 85,5 tỷ đồng, tăng 25,8%; ăn uống 3.903,7 tỷ đồng, tăng 13,6%; du lịch lữ hành 70,2 tỷ đồng, tăng 9,3%; dịch vụ 3.659,6 tỷ đồng, tăng 11,6% so cùng kỳ.

    b. Xuất - Nhập khẩu:

    Xuất khẩu:

    Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng thực hiện 228,2 triệu USD, tăng 8,5% so tháng trước; 8 tháng xuất khẩu 1.629,1 triệu USD, đạt 61,5% kế hoạch, tăng 0,5% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước 75,2 triệu USD, tăng 69,7%; kinh tế ngoài nhà nước 402,5 triệu USD, giảm 11,5%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.151,4 triệu USD, tăng 2,6%.

    Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh như sau:

    - Thủy sản: ước tính tháng 8 xuất 9.866 tấn, tăng 6,6% so tháng trước; 8 tháng xuất 75.302 tấn, giảm 15% so cùng kỳ, về trị giá đạt 202,6 triệu USD, giảm 23,7% so cùng kỳ. Thị trường đứng đầu nhập mặt hàng cá tra của Việt Nam là Trung Quốc, hiện nay nước này đã giảm thuế nhập khẩu từ 12% xuống còn 7%. Việc Trung Quốc tạm ngưng thu mua cá tra để tiêu thụ hết lượng hàng đã nhập trước đó về mặt thị trường, có khi ngưng để giải quyết hàng tồn kho. Nhưng vẫn có dấu hiệu khả quan vì họ nhập hàng nhiều, với lại  từ nay đến cuối năm nhu cầu tiêu dùng của thị trường Trung Quốc thường tăng, do cuối năm là mùa đông nên hoạt động nuôi sẽ khó khăn, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc sẽ có xu hướng tích cực.

    - Gạo: ước tính tháng 8 xuất 11.544 tấn, tăng 26,8% so tháng trước; 8 tháng xuất 191.359 tấn, tăng 3,6% so cùng kỳ, về trị giá đạt 103,8 triệu USD, tăng 20,7% so cùng kỳ. Tháng 8 giá lương thực tiếp tục giảm, theo số liệu công ty Lương thực tỉnh giá lúa khô giảm 200 đồng/kg so tháng trước, gạo lức nguyên liệu giảm từ 200 - 350 đồng/kg, do nhu cầu nhập khẩu của Malaysia giảm so đầu năm, trong khi đó Philippines nhập khẩu theo cam kết của chính phủ hướng vào thị trường Thái Lan. Tại thị trường Cuba, Iraq nhu cầu lớn nhưng do gạo Việt Nam đang chênh lệch khá cao so với gạo cùng loại của Thái Lan, nên doanh nghiệp có nhiều lựa chọn. Xếp theo thứ tự Trung Quốc vẫn duy trì là thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, kế đến là thị trường châu Phi, Philippines, Indonesia, Malaysia...

    - May mặc: ước tính tháng 8 xuất 7.255 ngàn sản phẩm, tăng 2,2% so tháng trước; 8 tháng xuất 48.741 ngàn sản phẩm, giảm 3% so cùng kỳ, về giá trị đạt 314,3 triệu USD, tăng 6,2% so cùng kỳ. Tuy giá gia công bình quân có tăng so cùng kỳ, nhưng sản lượng và trị giá đều giảm khi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc của tỉnh phải đối mặt với nhiều thách thức chủ quan và khách quan. Cụ thể các doanh nghiệp may mặc trong nước của tỉnh chịu áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vì trên thực tế, các nước này không chỉ đột phá về thị phần xuất khẩu mà ngay tại thị trường trong nước, các chính sách về bảo hiểm, đất đai, thuế... đều thấp hơn so với Việt Nam.

    Nhập khẩu:

    Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng đạt 85,3 triệu USD, tăng 2,9% so tháng trước; 8 tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt 917,7 triệu USD, đạt 79,8% kế hoạch, tăng 19,9% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước nhập 85,7 triệu USD, giảm 10,6%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhập 832 triệu USD, tăng 24,3% so cùng kỳ. Trị giá nhập khẩu gồm 2 ngành sản xuất chính: công nghiệp chế biến chế tạo và thương nghiệp bán buôn bán lẻ; 8 tháng ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt 913 triệu USD, tăng 20,2% so cùng kỳ; trong đó: nhập khẩu cho sản xuất chế biến thực phẩm 56,6 triệu USD, giảm 25%, may mặc 261,3 triệu USD, tăng 48,9%, sản xuất da và các sản phẩm liên quan 240,2 triệu USD, tăng 5%, sản xuất kim loại 295,3 triệu USD, tăng 29,3% so cùng kỳ. Nhập khẩu hàng hóa đạt 4,7 triệu USD, giảm 22,7% so cùng kỳ.

    c. Chỉ số giá:

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2018 giảm 0,27% so tháng 6/2018 (thành thị giảm 0,23%, nông thôn giảm 0,28%), so cùng kỳ năm trước tăng 4,62%, so tháng 12 năm 2017 tăng 1,96%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng năm 2018 so cùng kỳ tăng 4,34%.

    Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 8 nhóm hàng tăng so tháng trước, trong đó: tăng cao nhất là nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,77%; kế đến là nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,26%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,20%... Có 3 nhóm hàng giảm: thuốc và dịch vụ y tế giảm 5,87%; giao thông giảm 0,62% và bưu chính viễn thông giảm 0,03%.

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 giảm so tháng trước chủ yếu do:

    - Giá gạo giảm 0,38% do tại địa phương đang bước vào thu hoạch lúa vụ Xuân Hè, dẫn đến sản lượng dồi dào giá lúa giảm nhẹ. Giá rau xanh giảm 1,93%, do thời tiết thuận lợi, sản lượng rau, củ về chợ nhiều giá bán giảm; giá quả tươi, chế biến giảm 2,29% do mùa hè là thời điểm chính vụ thu hoạch của nhiều loại trái cây như: xoài, cam, quít, dưa hấu…

    - Thực hiện Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế, mức giá dịch vụ mới được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc từ ngày 15/7/2018 giảm 6,91%, tác động đến nhóm thuốc và dịch vụ y tế giảm 5,87%, góp phần làm giảm chỉ số giá tiêu dùng chung khoảng 0,35%.

    - Giá nước sinh hoạt giảm 0,21%, do tại Tiền Giang thời tiết có mưa nhiều nên người dân sử dụng nước sinh hoạt giảm.

    - Mặt dù mặt hàng xăng 2 kỳ không đổi (ngày 7/7 và ngày 23/7/2018), nhưng do giá xăng dầu giảm mạnh vào ngày 22/6/2018, nên tháng này tính bình quân chung giá xăng dầu giảm 1,18% so tháng trước.

    Bên cạnh đó, có một số nhóm hàng chỉ số giá tăng nhưng tỷ trọng quyền số nhỏ nên tác động chưa đủ lớn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chung như: giá thịt lợn tăng 1,11% do sau một thời gian dài thua lỗ, nhiều hộ chăn nuôi bỏ chuồng nên nguồn cung thiếu dẫn đến giá thịt lợn tăng; cùng với đó giá trứng gia cầm các loại tăng 7,76% (trong đó: chủ yếu là trứng vịt tăng 13,14% do nhu cầu thu mua trứng gia cầm của các cơ sở chế biến bánh trung thu); từ 01/7/2018 mức lương cơ bản của cán bộ công nhân viên chức được điều chỉnh tăng từ 1,3 lên 1,39 triệu đồng/tháng, dẫn đến mức đóng bảo hiểm y tế của công chức nhà nước và người lao động tự do tăng 6,92% so tháng trước, góp phần làm tăng chỉ số giá tiêu dùng chung khoảng 0,03%.

    Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 7 giảm 2,57% so tháng trước, giá bình quân 3.531 ngàn đồng/chỉ, tăng 101 ngàn đồng/chỉ so cùng kỳ.

    Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng tăng 0,81% so tháng trước, giá bình quân 23.028 đồng/USD, tăng 258 đồng/USD so cùng kỳ.

    d. Du lịch:

    Khách du lịch đến trong tháng được 152 ngàn lượt khách, tăng 0,2% so tháng trước và tăng 15,8% so cùng kỳ; trong đó: khách du lịch quốc tế 49,1 ngàn lượt khách, tăng 0,3% so tháng trước và tăng 19,6% so cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch trong tháng đạt 535,6 tỷ đồng, tăng 2% so tháng trước và tăng 17,9% so cùng kỳ.

    Tính chung 8 tháng đầu năm, lượt khách du lịch đến Tiền Giang là 1.256,6 ngàn lượt khách, đạt 63,6% kế hoạch, tăng 11,5 so cùng kỳ; trong đó: khách quốc tế 417,7 ngàn lượt khách, đạt 53,4% kế hoạch, tăng 8,9% so cùng kỳ. Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch đạt 4.059,4 tỷ đồng, tăng 13,7% so cùng kỳ, trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 98,3%.

    e. Vận tải:

    Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng thực hiện 191,6 tỷ đồng, tăng 1,7% so tháng trước. Tám tháng thực hiện 1.510,8 tỷ đồng, tăng 12,4% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 465,9 tỷ đồng, tăng 7,3%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 917,5 tỷ đồng, tăng 11%. Doanh thu vận tải đường bộ thực hiện 845,9 tỷ đồng, tăng 11,6%; doanh thu vận tải đường thủy nội địa thực hiện 537,4 tỷ đồng, tăng 6,9%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 127,5 tỷ đồng, tăng 52,9% so cùng kỳ.

    Vận chuyển hành khách trong tháng đạt 2.584 ngàn hành khách, tăng 3,3% so tháng trước; luân chuyển được 99.900 ngàn hành khách.km, tăng 4,7% so tháng trước. Tám tháng, vận chuyển 20.593 ngàn hành khách, tăng 3% so cùng kỳ; luân chuyển 817.461 ngàn hành khách.km, tăng 13,7 so cùng kỳ. Trong đó: vận chuyển đường bộ 13.562 ngàn hành khách, tăng 1,3% và luân chuyển 804.801 ngàn hành khách.km, tăng 13,7% so cùng kỳ; vận chuyển đường thủy nội địa 7.031 ngàn hành khách, tăng 6,6% và luân chuyển 12.660 ngàn hành khách.km, tăng 13,5% so cùng kỳ.

    Vận tải hàng hóa trong tháng đạt 1.420 ngàn tấn, tăng 0,6% so tháng trước; luân chuyển 142.327 ngàn tấn.km, tăng 1% so tháng trước. Tám tháng, vận tải 10.825 ngàn tấn hàng hóa, tăng 8,4% so cùng kỳ; luân chuyển 1.122.010 ngàn tấn.km, tăng 19,2% so cùng kỳ. Trong đó: vận tải đường bộ 3.325 ngàn tấn, tăng 8,2% và luân chuyển 267.869 ngàn tấn.km, tăng 20,1% so cùng kỳ; vận tải đường thủy nội địa 7.500 ngàn tấn, tăng 8,4% và luân chuyển 854.141 ngàn tấn.km, tăng 18,9% so cùng kỳ.

    f. Bưu chính viễn thông:

    Doanh thu trong tháng đạt 207,9 tỷ đồng, tăng 0,6% so tháng trước. Tám tháng đầu năm doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông đạt 1.622,2 tỷ đồng, tăng 19,2% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính đạt 77 tỷ đồng, tăng 16,2% và viễn thông 1.545,2 tỷ đồng, tăng 19,4% so cùng kỳ.

    Thuê bao điện thoại phát triển mới trong tháng giảm 900 thuê bao; trong đó: thuê bao cố định giảm 2.000 thuê bao, di động trả sau tăng 1.100 thuê bao. Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng đến cuối tháng 8 là 116.780 thuê bao, mật độ bình quân đạt 6,7 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Thuê bao internet trong tháng phát triển mới 8.821 thuê bao, thuê bao internet có trên mạng cuối tháng 8 là 185.280 thuê bao, mật độ internet bình quân đạt 10,6 thuê bao/100 dân.

    5. Tài chính – ngân hàng

    a. Tài chính:

    Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng thực hiện 728 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 580 tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 240 tỷ đồng. Tám tháng đầu năm thu 8.787,1 tỷ đồng, đạt 78,8% kế hoạch, giảm 3,2% so cùng kỳ; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 5.635,8 tỷ đồng, đạt 70,6% dự toán và tăng 12% so cùng kỳ, thu nội địa 5.395,8 tỷ đồng, đạt 83,3% dự toán (trong thu ngân sách trên địa bàn: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.569,9 tỷ đồng, đạt 68% dự toán, tăng 7,6% so cùng kỳ; thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 736,4 tỷ đồng, đạt 56,2% dự toán, tăng 10,2% so cùng kỳ).

    Tổng chi ngân sách nhà nước trong tháng 945 tỷ đồng; trong đó: chi đầu tư phát triển 350 tỷ đồng. Tám tháng đầu năm chi 6.021,2 tỷ đồng, đạt 59% dự toán, giảm 8,7% so cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển 1.895,2 tỷ đồng, đạt 56% dự toán, tăng 7,5% so cùng kỳ; chi hành chính sự nghiệp 3.661,7 tỷ đồng, đạt 62,2% dự toán và giảm 8% so cùng kỳ.

    b. Ngân hàng:

    Trong những ngày giữa tháng, nguồn vốn huy động trên địa bàn có sụt giảm so với đầu tháng, trong đó, giảm chủ yếu vẫn là tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và nguồn vốn huy động từ giấy tờ có giá. Một mặt do nhu cầu thanh toán hàng hóa tăng cao, mặt khác do những bất ổn về an ninh trật tự nên việc giao dịch bên ngoài trụ sở giao dịch đặc biệt là tại các máy thanh toán tự động bị hạn chế. Đến 09/8/2018, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 58.627 tỷ đồng, giảm 155 tỷ đồng so cuối tháng 7/2018, tỷ lệ giảm 0,26%. Ước đến cuối tháng 8/2018, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 59.076 tỷ đồng, tăng 293 tỷ đồng so cuối tháng 7/2018, tỷ lệ tăng 0,5%; so cùng kỳ tăng 5.237 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 9,7%... Đến 09/8/2018, tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt 45.693 tỷ đồng, tăng 135 tỷ đồng so với cuối tháng 7/2018, tỷ lệ tăng 0,3%. Dự kiến đến cuối tháng 8/2018, nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh tăng để phục vụ trong dịp Lễ, Tết trung thu sắp tới, tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt 46.014 tỷ đồng, tăng 455 tỷ đồng so với cuối tháng 7/2018, tỷ lệ tăng 1%, so cùng kỳ tăng 6.222 tỷ đồng, tăng 15,6%.

    6. Khoa học công nghệ

    Trong tháng, Hội đồng tư vấn kiểm tra tiến độ 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đề tài: Đánh giá khả năng thích nghi và hiệu quả chăn nuôi vịt biển trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; nghiệm thu kết thúc 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, dự án: Triển khai mô hình canh tác dưa lưới ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trong nhà màng cho nông hộ tại thành phố Mỹ Tho. Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã đánh giá hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ 1 cấp tỉnh và 1 cấp cơ sở. Đến tháng 8/2018, đã thực hiện kiểm tra tiến độ 4 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh; nghiệm thu kết thúc 7 nhiệm vụ khoa học và công nghệ - 6 cấp tỉnh và 1 cấp cơ sở; tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện 16 nhiệm vụ khoa học và công nghệ - 6 cấp tỉnh, 10 cơ sở; đã góp ý về công nghệ cho 12 dự án...

    B. Các vấn đề xã hội

    1. Lao động việc làm:

    Trong tháng giới thiệu việc làm cho 384 lượt lao động, trong đó: nữ là 200 lao động (chiếm 52,1%); có 226 lao động có được việc làm ổn định; có 17 lao động xuất cảnh sang Nhật Bản; có 1.998 người đăng ký thất nghiệp và giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 2.331 người với tổng số tiền chi trả tương đương 29.157 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay đã giới thiệu việc làm cho 2.414 lượt lao động, trong đó: nữ 1.273 lượt lao động (chiếm 52,7%); có 1.253 lao động có được việc làm ổn định; có 10.052 người đăng ký thất nghiệp và đã giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho 9.751 người với tổng số tiền chi trả tương đương 115.785 triệu đồng.

    2. Chính sách xã hội:

    Trong tháng vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa được 1.960 triệu đồng, xây dựng mới 41 ngôi nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 1.740 triệu đồng, sửa chữa 7 ngôi nhà tình nghĩa với kinh phí 140 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa được 9.742 triệu đồng, đạt 97,4% so với kế hoạch năm, xây dựng 107 ngôi nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 4.280 triệu đồng, đạt 82,3% kế hoạch năm, sữa chữa 35 ngôi nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 700 triệu đồng đạt 100% kế hoạch năm.

    - Lập quyết định trợ cấp 1 lần cho thân nhân thờ cúng liệt sĩ theo Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, số lượng 20 hồ sơ, Quyết định chuyển đổi trợ cấp thờ cúng do chết, ủy quyền lại 36 trường hợp.

    - Quyết định trợ cấp mai táng phí 145 trường hợp; quyết định trợ cấp mai táng phí và trợ cấp 3 tháng lương cho 84 trường hợp, Quyết định trợ cấp 3 tháng lương cho 13 trường hợp.

    - Kiểm tra, lập quyết định điều dưỡng tại gia đình cho 10/11 huyện, thành, thị; số lượng 4.512 suất, với số tiền trên 5 tỷ đồng.

    - Lập danh sách đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 52 trường hợp.

    3. Chăm sóc sức khỏe:

    Công tác phòng chống dịch bệnh được theo dõi, giám sát thường xuyên. So với cùng kỳ có 6 bệnh tăng (bệnh ho gà tăng 100%, bệnh sốt rét tăng 100%, bệnh tiêu chảy tăng 20,3%, bệnh quai bị tăng 9,5%...) và 14 bệnh giảm (bệnh thương hàn giảm 90%, bệnh viêm gan vi rút C giảm 83,7%, bệnh tay-chân-miệng giảm 58,6%, bệnh do liên cầu lợn ở người giảm 57,1%, bệnh lao phổi giảm 21,9%, bệnh thủy đậu giảm 11,4%...), các bệnh khác tương đương hoặc không xảy ra.

    Từ đầu năm đến nay đã khám bệnh cho 3.777.743 lượt người, tăng 1,8% so cùng kỳ, trong đó: điều trị nội trú là 152.148 lượt người, giảm 3,2%. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân của các cơ sở điều trị trong tháng đạt 102,9%; trong đó: bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đạt 124,8%, bệnh viện chuyên khoa đạt 95,4%, bệnh viện tuyến huyện đạt 63,4%... Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được ngành y tế quan tâm, trong tháng ngành phối hợp kiểm tra 1.030 cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh, có 98,8% cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào.

    Một số bệnh truyền nhiễm: trong tháng, bệnh sốt xuất huyết Dengue đã xảy ra 193 cas, giảm 55,5%; 8 tháng bệnh sốt xuất huyết Dengue xảy ra 848 cas, giảm 52,4% so cùng kỳ, không có trường hợp tử vong. Tính đến thời điểm báo cáo, tổng số cas nhiễm HIV là 4.978 người, tổng số cas AIDS là 1.738 người, tử vong do AIDS 939 người…

    4. Giáo dục - Đào tạo:

    Thực hiện Quyết định số 1767/QĐ-UBND ngày 22/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về ban hành kế hoạch thời gian năm học 2018-2019 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các trường học chuẩn bị tốt các điều kiện cho ngày tựu trường ngày 6/8, riêng giáo dục mầm non nhập học ngày 13/8, và tổ chức khai giảng năm học 2018-2019 vào ngày 5/9. Năm học 2018-2019: hệ giáo dục mầm non, toàn tỉnh dự kiến có 5.385 trẻ vào nhà trẻ, có trên 102.700 học sinh bậc trung học cơ sở và trên 46.900 học sinh bậc trung học phổ thông, trong đó ngoài công lập là 355 học sinh.

    Kết quả tốt nghiệp các cấp năm học 2017-2018:

    Xét tốt nghiệp hoàn thành bậc tiểu học đạt 100%, có 24.780/24.816 học sinh xét tốt nghiệp THCS, đạt tỷ lệ 99.9%; Trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay, có thêm 9 thí sinh đậu tốt nghiệp sau khi phúc khảo. Như vậy, toàn tỉnh có 13.628 thí sinh đậu tốt nghiệp trên tổng số 13.774 thí sinh dự thi, đạt tỷ lệ 98,94%.

    Liên quan đến việc rà soát công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Qua rà soát, các phiếu trả lời trắc nghiệm không phát hiện có dấu hiệu bị tẩy xóa. Kết quả sau khi đối chiếu từng câu trả lời đã tô trên phiếu trả lời trắc nghiệm với kết quả tệp đã quét lưu trong máy tính không thay đổi. Đối với 44 bài thi tự luận môn Ngữ Văn có điểm từ 8,5 trở lên qua rà soát cho thấy các bài thi không có dấu hiệu đánh dấu bài, thêm, bớt nội dung, điểm trên bài thi và điểm trên phiếu điểm đều thống nhất.

    Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy năm 2018 của trường đại học Tiền Giang kết quả trúng tuyển nguyện vọng 1 như sau: hệ đại học có 807 thí sinh trúng tuyển/1.220 chỉ tiêu, đạt 66,15%; hệ cao đẳng ngoài sư phạm có 333 thí sinh trúng tuyển/650 chỉ tiêu, đạt 51,23%; cao đẳng sư phạm có 147 thí sinh trúng tuyển/150 chỉ tiêu, đạt 98%. Tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng nguyện vọng 2 các ngành còn lại thiếu chỉ tiêu.

    5. Văn hóa - thể thao:

    Trong tháng Ngành tổ chức tuyên truyền các hoạt động trọng tâm như kỷ niệm 71 năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7; tuyên truyền Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang năm 2018; triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 73 năm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9 và lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định; triển khai thực hiện Chỉ thị số 14 của Ủy ban nhân dân tỉnh về xử lý quảng cáo rao vặt sai quy định trên địa bàn tỉnh… Ngoài ra, Ngành còn tham gia Hội diễn “Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông” lần thứ XVI tại An Giang, đạt 3 huy chương vàng và 2 huy chương bạc. Hoạt động thư viện phục vụ hơn 8.213 lượt bạn đọc, với 20.968 lượt sách báo lưu hành; tiếp nhận 419 bản sách các loại và luân chuyển được 1.200 bản sách cho các thư viện và phòng đọc cho các cơ sở.

    Phong trào thể dục - thể thao trên địa bàn tỉnh luôn được duy trì và phát triển: tổ chức thành công giải Cầu lông CNVCLĐ&LLVT, các lứa tuổi tỉnh Tiền Giang năm 2018; đội Cử tạ tham dự giải vô địch Cử tạ trẻ Quốc gia năm 2018 tại Hải Phòng, kết quả đạt: 3 HCV, 6 HCB, 6 HCĐ, đồng đội nữ hạng III; đội Pencak Silat tham dự giải vô địch Trẻ Pencak Silat toàn quốc năm 2018 tại Lào Cai, kết quả đạt: 2 HCV, 4 HCB, 2 HCĐ, hạng III toàn đoàn lứa tuổi 15-17 tuổi; tổ chức thành công giải Vô địch Taekwondo các lứa tuổi trẻ toàn quốc năm 2018, kết quả đạt: 1 HCV, 3 HCB, 4 HCĐ; đội Điền kinh tham dự giải Điền kinh Quốc tế mở rộng năm 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả đạt: 1 HCV; đội Đóng đá tham dự giải Bóng đá U21 quốc gia năm 2018 tại Long An, đạt 6 điểm, xếp hạng Nhì Bảng;…

    6. Tình hình trật tự an toàn xã hội:

    Trong tháng tội phạm về trật tự an toàn xã hội xảy ra 59 vụ, làm chết 4 người, bị thương 8 người, tài sản thiệt hại trị giá khoảng 1,4 tỷ đồng; xảy ra 2 vụ giết người (huyện Tân Phú Đông và Châu Thành); 6 vụ cố ý gây thương tích và 51 vụ tội phạm xâm phạm sở hữu (cưỡng đoạt tài sản 1 vụ, cướp giật tài sản 5 vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2 vụ, hủy hoại tài sản 1 vụ, trộm cắp tài sản 42 vụ). Điều tra khám phá ban đầu 34 vụ đạt 57,6%, bắt xử lý 35 đối tượng, thu hồi tài sản thiệt hại trị giá khoảng 118 triệu đồng; trong đó, đã điều tra khám phá nhanh 2 vụ giết người, bắt tạm giam 2 đối tượng; xảy ra 1 vụ, có 352/659 học viên Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Tiền Giang phá cổng, bỏ trốn; trong đó, có một nhóm, khoảng 100 học viên tụ tập, kéo ra tuyến Quốc lộ 1, đã kịp thời bố trí lực lượng đảm bảo giao thông, vận động, bắt số học viên trên trở lại cơ sở cai nghiện (đến nay, đã bắt, vận động được 314/352 học viên trở lại cơ sở cai nghiện).

    Tập trung thực hiện các biện pháp phòng ngừa, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, ma túy, môi trường: phát hiện, xử lý 12 vụ, 168 đối tượng tàng trữ, mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy; 1 vụ, 1 đối tượng vận chuyển hàng cấm (thuốc lá ngoại nhập lậu); 5 trường hợp vận chuyển, kinh doanh hàng hóa không hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc; bắt, xử lý hình sự 45 đối tượng (trong đó có 3 đối tượng có lệnh truy nã); xử lý vi phạm hành chính 47 đối tượng vi phạm pháp luật; phát hiện, xử lý 1 nhóm, 2 đối tượng tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép (thu giữ hơn 900 công cụ hỗ trợ, hung khí tự chế các loại) và 1 nhóm, 9 đối tượng đâm đánh nhau gây thương tích; triệt xóa 25 tụ điểm, xử lý 117 đối tượng cờ bạc, mại dâm;...

    7. Tình hình trật tự an toàn giao thông: Theo báo cáo của Ngành công an từ 15/6 đến 15/7 như sau:

    Giao thông đường bộ: Tai nạn xảy ra 16 vụ, làm chết 14 người, bị thương 7 người; so tháng trước tai nạn giảm 6 vụ, số người chết giảm 1 người, số người bị thương giảm 4 người; so cùng kỳ tai nạn giảm 12 vụ, số người chết tương đương so cùng kỳ, số người bị thương giảm 14 người. Tổng số vụ từ đầu năm đến nay xảy ra 208 vụ, làm chết 135 người, bị thương 127 người; so cùng kỳ tai nạn giảm 3 vụ, số người chết giảm 11 người, số người bị thương giảm 5 người. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tháng xảy ra 8.482 vụ giảm 822 vụ so tháng trước và giảm 1.451 vụ so cùng kỳ; đã xử lý tạm giữ giấy tờ và phương tiện 5.489 vụ, tước giấy phép lái xe 459 vụ, phạt tiền 2.993 vụ với số tiền phạt 3.370 triệu đồng. Tổng số vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ từ đầu năm đến nay xảy ra 66.558 vụ tăng 14.179 vụ so cùng kỳ; đã xử lý tạm giữ giấy tờ và phương tiện 38.564 vụ, tước giấy phép lái xe 2.297 vụ, phạt tiền 26.221 vụ với số tiền 24.728 triệu đồng.

    Giao thông đường thủy: Trong tháng không xảy ra tai nạn, tương đương so tháng trước và cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay xảy ra 5 vụ tai nạn, tăng 4 vụ so cùng kỳ, làm chết 1 người, tăng 1 người so cùng kỳ. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy trong tháng xảy ra 2.681 vụ giảm 4.394 vụ so tháng trước và tăng 709 vụ so cùng kỳ; đã xử lý lập biên bản tạm giữ giấy tờ 529 vụ, phạt tiền tại chỗ 2.152 vụ với số tiền phạt 218 triệu đồng. Tính từ đầu năm đến nay tổng số vụ vi phạm an toàn giao thông đường thủy là 16.930 vụ tăng 3.174 vụ so cùng kỳ; đã xử lý lập biên bản tạm giữ giấy tờ 3.596 vụ và phạt tiền 15.552 vụ với số tiền phạt 3.032 triệu đồng.

    8. Tình hình cháy nổ:

    Trong tháng xảy ra 2 vụ cháy tại huyện Cai Lậy, tài sản thiệt hại ước tính khoảng 187 triệu đồng, nguyên nhân do chập điện. Từ đầu năm đến nay xảy ra 27 vụ cháy với tổng giá trị thiệt hại ước tính trên 234,7 tỷ đồng; Vi phạm môi trường kiểm tra phát hiện lập hồ sơ 4 vụ vi phạm, xử lý 3 vụ vi phạm với số tiền phạt trên 159 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay vi phạm môi trường được phát hiện 30 vụ, đã xử lý 27 vụ với tổng số tiền phạt trên 624 triệu đồng.

SL uoc thang 8-2018

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 17)
Trang:1 - 2Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 14
Truy cập: 1.990.363
Truy cập tháng: 71.695
User IP: 18.218.38.125

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn