Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Năm 2022
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang 9 tháng đầu năm 2022
Thứ năm, Ngày 29 Tháng 9 Năm 2022

    Trong nước, tình hình dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát nhưng số ca nhiễm vẫn còn ghi nhận do đó nguy cơ dịch bùng phát trở lại tiềm ẩn rất cao.

    Trong tỉnh, dịch covid - 19 cơ bản được kiểm soát; Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2022 của tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng tốt. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực 9 tháng đầu năm 2022 như sau:

    I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ

    1. Tài chính - Ngân hàng:

    a. Tài chính:

    Thu ngân sách nhà nước: 9 tháng đầu năm 2022 ước thu được 15.033 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 7.562 tỷ đồng, đạt 85,7% dự toán và tăng 15,9% so cùng kỳ; thu nội địa 7.347 tỷ đồng, đạt 86,3% dự toán, tăng 19,3% so cùng kỳ. Các khoản thu chủ yếu như sau:

    + Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.304 tỷ đồng, đạt 83,8% dự toán, tăng 12,6% so cùng kỳ.

    + Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 1.243 tỷ đồng, đạt 80,3% dự toán, tăng 16,4% so cùng kỳ.

    + Thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh 826 tỷ đồng đạt 86,1% dự toán, tăng 16,7% so cùng kỳ.

    Chi ngân sách nhà nước: Tổng chi ngân sách 9 tháng đầu năm 2022 là 9.808 tỷ đồng đạt 79,8% dự toán, tăng 3,9% so cùng kỳ, trong đó: chi đầu tư phát triển 3.255 tỷ đồng, đạt 82,6% dự toán, tăng 24,2%; chi hành chính sự nghiệp 5.230 tỷ đồng, đạt 69,6% dự toán và tăng 6,6% so cùng kỳ.

    b. Ngân hàng:

   Với vai trò hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phục hồi và phát triển sản xuất, các Tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung quyết liệt triển khai thực hiện Nghị định số 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện hỗ trợ lãi suất.

    Đến cuối tháng 8/2022, vốn huy động đạt 86.040 tỷ, tăng 6.550 tỷ, tăng 8,24% so với cuối năm 2021; tổng dư nợ cho vay thực hiện là 82.142 tỷ đồng (tăng 10.251 tỷ) tăng 14,3% so với cuối năm 2021. Các tổ chức tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho 2.440 doanh nghiệp đang vay vốn với dư nợ 26.246 tỷ đồng, tăng 13,72% so với cuối năm 2021, chiếm 31,95% tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh. Ước tính đến cuối tháng 9/2022, nguồn vốn huy động đạt 86.238 tỷ, tăng 5.749 tỷ, tăng 8,49% so với cuối năm 2021; tổng dư nợ đạt 82.230 tỷ, tăng 10.388 tỷ, tăng 14,4% so với cuối năm 2021.

    Nợ xấu: đến cuối tháng 8/2022 là 622,1 tỷ đồng, tỷ lệ 0,76%, giảm 0,29% so với cuối năm 2021. Ước đến cuối tháng 9/2022, nợ xấu là 614 tỷ, tỷ lệ nợ xấu 0,75%, giảm 0,30% so với cuối năm 2021. Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, nằm trong sự kiểm soát, có chuyển biến tích cực theo chiều hướng giảm.

    Quỹ tín dụng nhân dân: đến cuối 8/2022, tổng nguồn vốn huy động 1.460 tỷ đồng, tăng 205 tỷ, tăng 16,33% so với cuối năm 2021, trong đó vốn huy động tăng 17,61%, chiếm tỷ trọng 89,31% trong tổng nguồn vốn hoạt động. Dư nợ cho vay đạt 1.030 tỷ đồng, tăng 152 tỷ, tỷ lệ tăng 17,31%. Nợ xấu là 4,1 tỷ đồng, tăng 600 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,39%, bằng với tỷ lệ nợ xấu của năm 2021.

    2. Giá cả, lạm phát:

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 giảm 0,2% so với tháng 8/2022, do giá xăng dầu trong nước điều chỉnh giảm liên tục (thành thị tăng 0,12%, nông thôn tăng 0,21%), tăng 3,47% so với cùng kỳ và tăng 2,51% so với tháng 12/2022. Bình quân chín tháng đầu năm 2022, CPI tăng 3,34% so với cùng kỳ năm trước.

    So với tháng 8/2022, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 02 nhóm giảm: nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,17% và nhóm giao thông giảm 2,72%. Có 08 nhóm tăng: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,08% (lương thực giảm 0,16%, thực phẩm tăng 0,06%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,27%); đồ uống và thuốc lá tăng 0,19%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,15%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,22%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; giáo dục tăng 0,57%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,12% và nhóm hàng hóa dịch vụ khác tăng 0,13%. Riêng nhóm Bưu chính viễn thông ổn định.

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 giảm so tháng 8/2022 do:

    - Tỉnh vừa thu hoạch xong vụ Hè Thu, sản lượng lúa dồi dào, dẫn đến giá gạo tẻ thường giảm 0,24%, gạo tẻ ngon giảm 0,72%, gạo nếp giảm 0,4% so với tháng trước.

    - Giá thịt gia cầm giảm 1,18% do các trang trại chăn nuôi đồng loạt xuất chuồng, dẫn đến sản lượng thịt bày bán ở các chợ nhiều; Cùng với đó, giá trứng gia cầm các loại giảm 4,52% (trong đó trứng vịt giảm nhiều nhất là 6,07%) do qua mùa chế biến bánh Trung thu, sức mua giảm trở lại như những ngày bình thường

    - Giá xăng dầu liên tục giảm, dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hóa giá giảm; mặc khác thời tiết tại tỉnh Tiền Giang đang vào mùa mưa nên không thuận lợi cho ngành xây dựng hoạt động, dẫn đến nhu cầu một số mặt vật liệu xây dựng giảm, giá bán lẻ giảm nhẹ như: sắt, thép, xi măng.

    - Giá gas trong nước tháng này giảm 1,87%, so với tháng 8/2022, tương ứng giảm 7.000 đồng/bình 12kg vào ngày 01/9/2022.

    - Giá nhiên liệu trong tháng giảm 5,73% so với tháng trước, do giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm theo giá thế giới vào ngày 05/9/2022; 12/9/2022 và ngày 21/9/2022, làm (CPI) chung trong tháng 9/2022 giảm 0,26 điểm phần trăm.

    Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng có chỉ số giá tăng

    - Giá các loại đậu và hạt tăng 0,27%; giá rau tươi, khô và chế biến tăng 0,44%; giá quả tươi và chế biến tăng 3,28% so với tháng trước là do cuối vụ thu hoạch, sản lượng giảm, giá bán lẻ ở các chợ tăng lên.

    - Giá nước khoáng và đồ uống có gas tăng 0,07%, trong đó: nước quả ép trái cây tăng 1,84%, nguyên nhân là do học sinh bước vào năm học mới, nhu cầu tiêu dùng tăng, giá tăng nhẹ. Cùng với đó, giá ăn uống ngoài gia đình tăng 0,27% (trong đó: đồ uống ngoài gia đình tăng 1,06%, đồ ăn nhanh mang đi tăng 0,92%).

    - Giá đồ dùng học tập và văn phòng phẩm tháng này tăng 3,92% do các cấp bậc học đang bước vào năm học mới (2022-2023).

    Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm bình quân trong tháng giảm 2,29% so tháng trước. Hiện nay giá vàng bình quân duy trì ở mức 5.195.000 đồng/chỉ, tăng 16.000 đồng/chỉ so cùng kỳ.

    Chỉ số giá đô la Mỹ trong nước bình quân trong tháng tăng 0,59% so tháng trước, do Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất đồng đô la Mỹ lên 0,75 điểm phần trăm nhằm hạ nhiệt mức lạm phát tăng cao của một số quốc gia trên thế giới. Hiện nay giá bình quân Đô la Mỹ duy trì ở mức 23.665 đồng/USD, tăng 785 đồng/USD so cùng kỳ.  

    3. Đầu tư và Xây dựng:

    Vốn đầu tư toàn xã hội quý III/2022, ước thực hiện được 10.629 tỷ đồng, tăng 23,9% so cùng kỳ; trong đó: vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 6.644 tỷ đồng, chiếm 62,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 830 tỷ đồng, chiếm 7,8%; vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 2.066 tỷ đồng, chiếm 19,4%.

    Chín tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện 27035 tỷ đồng, đạt 64,8% kế hoạch, tăng 10,9% so cùng kỳ; trong đó: vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 18.198 tỷ đồng, tăng 12,4%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.191 tỷ đồng, giảm 2,4%, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 4.104 tỷ đồng, tăng 43,7% so cùng kỳ.

Hình 1. Vốn đầu tư phát triển trên toàn xã hội (tỷ đồng)

    Chín tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý là 3.351 tỷ đồng, đạt 86,5% kế hoạch, tăng 48,7% so cùng kỳ; gồm có: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 2.605 tỷ đồng, tăng 51,6%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 515 tỷ đồng, tăng 31%; vốn ngân sách nhà nước cấp Trong 09 tháng đầu năm 2022, Ban Quản lý khu công nghiệp đã cấp 05 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tổng vốn đầu tư đăng ký 36,48 triệu USD. Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 19 dự án tăng 18,75% so với cùng kỳ, trong đó có 02 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư (tổng vốn đầu tư tăng thêm 43 triệu USD). Tổng vốn đầu tư 9 tháng đầu năm là 79,5 triệu USD, đạt 99,4 kế hoạch và giảm 55,6% so với cùng kỳ, tổng diện tích đất cho thuê tăng thêm là 8,56 ha.

    Giá trị sản xuất ngành xây dựng (giá so sánh 2010), chín tháng đầu năm 2022 thực hiện 8.093 tỷ đồng, tăng 9,72% so cùng kỳ. Theo giá hiện hành, giá trị sản xuất ngành xây dựng 9 tháng đầu năm 2022 thực hiện 13.272 tỷ đồng, tăng 20,89% so cùng kỳ. Các ngành các cấp tiếp tục triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang hai năm 2022 - 2023 gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP. Hiện nay các địa phương đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ vướng mắc nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, gia tăng xuất khẩu và tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng.

    4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp:

    Trong 9 tháng đầu năm 2022, tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp như: tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh; tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh gặp gỡ tiếp xúc với các doanh nghiệp; xây dựng các Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp như: hỗ trợ chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025,hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tổ chức Hội nghị phát triển doanh nghiệp tại một số địa phương để phổ biến các chính sách, vận động hỗ trợ hộ kinh doanh có quy mô lớn để phát triển thành doanh nghiệp; tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh; triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động như: miễn, giảm thuế, phí, lệ phí; gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất... theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ; triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ lãi suất theo NĐ 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp; tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 26/7/2021 của Tỉnh ủy về lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và Kế hoạch hành động số 262/KH-UBND ngày 27/8/2021 thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TT, tập trung cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách hành chính, thúc đẩy khởi nghiệp, chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp,... Tình hình phát triển doanh nghiệp đạt kết quả tích cực, đến tháng 9/2022 số doanh nghiệp thành lập mới đã vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

    Theo số liệu báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng số doanh nghiệp thành lập mới, ước thực hiện chín tháng đầu năm 2022 là 695 doanh nghiệp; tổng vốn đăng ký 5.078 tỷ đồng tăng 3,7% so với kế hoạch phát triển doanh nghiệp năm 2022, tăng 81% về số doanh nghiệp và tăng 84% về vốn đăng ký so cùng kỳ 2021, Vốn đăng ký bình quân là 7,3 tỷ đồng/doanh nghiệp. có 749 đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động (161 chi nhánh, 571 địa điểm kinh doanh, 19 văn phòng đại diện), tăng 69,5% so cùng kỳ. Tính đến cuối tháng 9/2022, toàn tỉnh hiện có khoảng 6.570 doanh nghiệp hoạt động.

    Tổng số hộ kinh doanh thành lập mới từ ngày 01/01/2022 đến 17/9/2022 là 5.183 hộ, tăng 128% so cùng kỳ 2021; ước thực hiện 9 tháng năm 2022, số hộ kinh doanh thành lập mới là 5.300 hộ kinh doanh, tăng 130% so cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng năm 2022 toàn tỉnh có 66.660 hộ kinh doanh đăng ký hoạt động.

    5. Sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản:

    a. Nông nghiệp

    * Trồng trọt: Cây lương thực có hạt trong 9 tháng năm 2022, gieo trồng 137.076 ha, đạt 109,8% kế hoạch, tăng 2,2% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 776.451 tấn, đạt 101,3% kế hoạch, giảm 4,7% so cùng kỳ; trong đó: cây lúa gieo sạ 137.846 ha, tăng 2,3% so cùng kỳ, thu hoạch 121.450 ha, giảm 3,9% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch đạt 768.441 tấn, giảm 4,7% so cùng kỳ.

    - Cây lúa:

    Vụ Đông Xuân 2021 - 2022: chính thức gieo trồng 49.192 ha, giảm 4,8% so cùng kỳ. Diện tích gieo trồng giảm hầu hết ở các huyện, trong đó: Huyện Cái Bè giảm 950 ha, TX. Gò Công giảm 380 ha, Gò Công Đông giảm 376 ha, Cai Lậy giảm 293 ha, Gò Công Tây giảm 175 ha,.... Nguyên nhân giảm do chuyển từ diện tích trồng lúa sang làm đường và trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, mít, thanh long, bưởi. Năng suất thu hoạch đạt 71,2 tạ/ha, tăng 0,1% so cùng kỳ (vùng lúa phía đông năng suất bình quân gần 66 tạ/ha; phía tây là 75,3 tạ/ha, cao nhất là 78,6 tạ/ha, thấp nhất là 72,9 tạ/ha). Sản lượng thu hoạch đạt 350.080 tấn, giảm 4,7% so cùng kỳ do diện tích gieo trồng giảm. Vụ Đông Xuân 2021- 2022 được triển khai thực hiện sớm hơn so cùng kỳ để né hạn mặn trong mùa khô và thời tiết thuận lợi hơn giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, sâu bệnh ít, thời gian lúa trổ gặp thời tiết tương đối thuận lợi giúp thụ phấn và đậu hạt tốt, mưa trái mùa giúp đủ nước cung cấp cho cây lúa trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển nên cho năng suất cao.

    Vụ Hè thu (Xuân Hè + Hè Thu): Diện tích gieo trồng chính thức 72.258 ha giảm 3,3% so cùng kỳ, trong đó vụ Xuân hè 23.931 ha, Hè thu 48.327 ha. Diện tích giảm ở các huyện: TX. Gò Công 221 ha, TX Cai Lậy 76 ha, Tân Phước 48 ha, Cái Bè 1.058 ha, Cai Lậy 49 ha, Châu Thành 456 ha, Chợ Gạo 45 ha, Gò Công Tây 415 ha và Gò Công Đông 102 ha, do chuyển sang đất phi nông nghiệp và một số vùng sản xuất lúa không hiệu quả người dân chuyển sang trồng cây rau màu, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Diện tích thu hoạch 72.258 ha, giảm 3,3% so cùng kỳ; năng suất bình quân 57,9 tạ/ha. Sản lượng thu hoạch đạt 418.361 tấn, giảm 4,8% so cùng kỳ do diện tích gieo trồng giảm và năng suất bình quân giảm 1,5% so cùng kỳ do những cơn mưa lớn vào thời điểm lúa đang trổ bông và thu hoạch nên làm ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất.

    Vụ Thu đông: Diện tích gieo trồng 13.396 ha, bằng 2,4 lần so cùng kỳ, diện tích gieo trồng ở các huyện như sau: TX. Gò Công 3.484 ha, Tân Phước 1.166 ha, Châu Thành 776 ha, Chợ Gạo 168 ha, Gò Công Tây 7.404 ha, Gò Công Đông 325 ha và Tân Phú Đông 75 ha. Diện tích gieo trồng tăng so với vụ Thu Đông 2021 do các huyện thị phía Đông linh hoạt gieo trồng theo điều kiện thực tế của địa phương.

Hình 2. Lúa tính đến ngày 15/9/2022

    - Cây ngô: Diện tích trồng trong tháng đạt 87 ha, nâng tổng diện tích gieo trồng 2.230 ha, giảm 0,3% so cùng kỳ; năng suất bình quân 36,1 tạ/ha tăng 1,2% so cùng kỳ, sản lượng 8.010 tấn tăng 1,3% so cùng kỳ. Nguyên nhân diện tích ngô giảm do đô thị hóa và một số diện tích chuyển sang trồng cây ăn quả. Diện tích ngô trồng hầu hết ở các huyện nhưng nhiều nhất là huyện Chợ Gạo 1.152 ha, chiếm 51,7% diện tích ngô toàn tỉnh. Đây cũng là địa phương có tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang các cây trồng khác mạnh nhất tỉnh.

    - Cây rau, đậu các loại: 9 tháng năm 2022 gieo trồng 51.883 ha, đạt 89,6% kế hoạch, giảm 3,6% so cùng kỳ; thu hoạch 45.943 ha, tăng 1,3% so cùng kỳ; sản lượng 948.005 tấn, đạt 81,1% kế hoạch, tăng 3,1% so cùng kỳ, trong đó diện tích gieo trồng rau các loại đạt 51.634 ha, chiếm 99,5% diện tích cây rau dậu các loại, giảm 3,6% so cùng kỳ do chuyển đổi diện tích sang trồng cây ăn quả và đất phi nông nghiệp, năng suất đạt 207 tạ/ha tăng 1,8% so cùng kỳ, sản lượng 947.496 tấn tăng 3,1% so cùng kỳ do nông hộ tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, mở rộng quy mô trồng rau trong nhà lưới kiểm soát được sâu bệnh, nhiều loại giống mới được đưa vào sản xuất nên năng suất, sản lượng tăng.

    Chăn nuôi: Tại thời điểm 01/9/2022 tổng đàn gian súc, gia cầm của tỉnh như sau: Đàn bò hiện có 122 nghìn con, tăng 1,4% so cùng kỳ; Đàn lợn có 290 nghìn con, tăng 5,9% so cùng kỳ; Đàn gia cầm của tỉnh có 17,3 triệu con tăng 0,6% so cùng kỳ. Nguyên nhân tổng đàn bò tăng so cùng kỳ do giá cả ổn định, hộ dân tái đàn nhiều sau dịch bệnh Covid -19, bên cạnh đó một số hộ nông dân chuyển đổi canh tác từ trồng lúa sang trồng cỏ chăn nuôi bò. Chăn nuôi lợn hồi phục do dịch bệnh kiểm soát tốt, người chăn nuôi chủ động được nguồn giống và nhu cầu thị trường tăng cao; chủ yếu tổng đàn tăng ở các trang trại nuôi quy mô lớn. Chăn nuôi gia cầm tăng do thị trường tiêu thụ ổn định, giá đầu ra ở mức cao, người nuôi có lãi, sau khi thu hoạch người chăn nuôi yên tâm mở rộng quy mô đàn, trong đó đàn gà phát triển tương đối ổn định, thời gian nuôi gà ngắn, vốn đầu tư chuồng trại không cao.

Hình 3. Tình hình chăn nuôi tại thời điểm 01/9/2022

    Tình hình dịch bệnh:Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi như sau:

    Gia cầm: Trong tháng ghi nhận 01 trường hợp gà bệnh cúm gia cầm tại xã Hậu Thành, huyện Cái Bè với số gà bệnh là 1.180 trên tổng đàn 3.300 con; đã tiêu hủy 3.300 con.

    Gia súc:

    Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Từ ngày 14/12/2021, trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 116 hộ có lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với tổng số lợn bệnh là 1.769 trên tổng đàn 4.706 con (Cái Bè; Chợ Gạo; Cai Lậy; Châu Thành; Mỹ Tho; Tân Phước; TX. Gò Công; Gò Công Đông; Gò Công Tây; Tân Phú Đông).

    Đối với bệnh viêm da nổi cục: Từ ngày 14/12/2021, trên địa bàn tỉnh ghi nhận bò có dấu hiệu điển hình của bệnh viêm da nổi cục 16 con bò bệnh/tổng đàn 69 con.

    b. Lâm nghiệp:

    Tổng diện tích rừng hiện có là 1.760,9 ha (Không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng), trong đó rừng phòng hộ 1.341,2 ha (huyện Gò Công Đông: 439 ha; huyện Tân Phú Đông: 846,8 ha và huyện Tân Phước: 55,4 ha); Rừng sản xuất: 419,7 ha. Trong tháng 9/2022 diện tích rừng sản xuất không khai thác, tính từ đầu năm đến nay giảm 36 ha rừng. Ngoài ra, trong tháng toàn tỉnh thực hiện trồng mới được 2,9 ngàn cây phân tán, nâng tổng số cây trồng đạt 510,5 ngàn cây các loại, giảm 38% so với cùng kỳ.

    Khai thác gỗ: 9 tháng đầu năm 2022 sản lượng khai thác gỗ đạt 25.694 m3 giảm 6,7% so cùng kỳ. Các loại gỗ được khai thác chủ yếu từ các loại cây như: Bạch đàn, bạch đàn cao sản, dầu gió, tràm lanh. Nguyên nhân giảm là do diện tích rừng và số lượng trồng cây qua các năm chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả khác như cây khóm (dứa), mít, sầu riêng.

    Khai thác củi: 9 tháng năm 2022, toàn tỉnh khai thác được 103.489 Ste củi các loại giảm 4,9% so cùng kỳ. Sản lượng củi khai thác giảm do hộ dân ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, chuyển đổi cây trồng sang trồng cây ăn trái (ăn quả) như Sầu riêng, mít, khóm (dứa).

    c. Thủy hải sản:

    Diện tích nuôi thủy sản trong tháng đạt 386 ha, trong quý III/2022 đạt 1.651 ha tăng 19,1% so cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2022 đạt 15.200 ha, đạt 100,6% kế hoạch, tăng 2,9% so cùng kỳ chủ yếu là tăng diện tích nuôi tôm; trong đó: diện tích nuôi cá đạt 4.359 ha giảm 1,6% so cùng kỳ, diện tích nuôi tôm đạt 7.821 ha tăng 6,7% so cùng kỳ; diện tích nuôi thủy sản khác đạt 3.020 ha tương đương so với cùng kỳ.

    Sản lượng thủy sản thu hoạch trong tháng đạt 29.196 tấn, trong quý III/2022 đạt 91.952 tấn tăng 2,3% so cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2022 đạt 244.701 tấn, đạt 85,2% kế hoạch, tăng 4,3% so cùng kỳ chủ yếu tăng sản lượng nuôi trồng; trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 136.027 tấn, tăng 12,2% so cùng kỳ; sản lượng khai thác 108.674 tấn, giảm 4,1% so cùng kỳ. Nguyên nhân sản lượng nuôi trồng tăng do những tháng đầu năm 2022 khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, thị trường dần ổn định, giá thủy sản ổn định và duy trì ở mức người nuôi có lãi, người dân trên địa bàn đầu tư sản xuất trở lại với kỳ vọng được mùa, được giá; Sản lượng khai thác giảm do gặp nhiều khó khăn như: thời tiết diễn biến có nhiều bất lợi (Sóng, gió mạnh, nước chảy xiết xuất hiện nhiều ở các ngư trường), thiếu thuyền viên, giá nguyên nhiên liệu tăng, đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động khai thác hải sản ngư dân.

    6. Sản xuất công nghiệp:

    Nhìn chung tình hình sản xuất công nghiệp trong tháng 9 năm 2022 thuận lợi hơn so cùng kỳ (do năm 2021 ảnh hưởng dịch Covid-19 tỉnh Tiền Giang thực hiện Chỉ thị 15, Chỉ thị -16/TTg của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội). Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9/2022 tăng 1,1 lần so cùng kỳ nhưng so tháng trước giảm 0,6%, trong đó: Công nghiệp chế biến chế tạo tăng 1,3 lần; sản xuất thiết bị điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 47,3% và cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 28,2%.

    Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2022 tăng 16,58% so cùng kỳ; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17,14% (tập trung ở một số ngành chủ yếu sau: sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 62,8%, sản xuất kim loại tăng 25,5%, dệt tăng 21,5%...); ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 12,76%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 7,31%.

Hình 4. Chỉ số sản xuất công nghiệp

    Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 9/2022 so với tháng trước tăng 0,45%, trong đó doanh nghiệp nhà nước bằng 100%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 2,22%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,17%. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 9/2022 so với cùng kỳ tăng 2,8 lần, trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 3,5%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 2,8 lần; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,9 lần. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 9 năm 2022 tăng 26,65%, trong đó doanh nghiệp nhà nước giảm 1,92%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 5,69%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 31,87%. Chia theo ngành công nghiệp: Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 9 năm 2022 tăng 26,65%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 1,68%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải giảm 12,46%.

    Sản phẩm sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2022: có 28/43 sản phẩm tăng so cùng kỳ: Thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên tăng 253,5%; Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người tăng 145,2%; Giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài tăng 141,6%; Áo khoác dài, áo khoác không tay, áo khoác có mũ, áo gió cho người lớn dệt kim hoặc đan móc tăng 125,9%; Bia đóng lon tăng 91%; Tàu thuyền lớn chuyên chở người và hàng hóa có động cơ đẩy tăng 35,7%; Giày, dép thể thao có đế ngoài và mũ giày bằng cao su và plastic tăng 29,1%; Ống và ống dẫn bằng đồng tăng 25,7%; Điện thương phẩm tăng 12,8%; Nước uống được tăng 8,2%; Màn bằng vải khác tăng 5,8%; Cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục tăng 1,6%;…Có 15/43 sản phẩm giảm so cùng kỳ: Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu, thuyền giảm 93,7%; Phanh và trợ lực phanh giảm 89,5%; Dịch vụ tiện các bộ phận kim loại giảm 43,9%; Máy gặt đập liên hợp giảm 33,3%; Máy chế biến thịt gia súc hoặc gia cầm giảm 28,6%; Cửa ra vào, cửa sổ bằng sắt, thép giảm 19,9%; Thức ăn cho thủy sản giảm 18,6%; Phi lê đông lạnh giảm 8,7%; Dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế giảm 3,2%;…

    * Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:

    - Chỉ số tiêu thụ tháng 9/2022 so tháng trước giảm 1,25% và tăng 70,53% so cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 9 năm 2022 tăng 16,17%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Sản xuất đồ uống tăng 42,51%; Dệt tăng 35,84%; Sản xuất da tăng 39,32%; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 15,99%; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 15,24%; Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 53,19%; Sản xuất sản phẩm cao su và plastic tăng 69,78%; Sản xuất kim loại tăng 62,71%;… Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ là: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 12,29%; Sản xuất thiết bị điện giảm 11,01%...

    - Chỉ số tồn kho tháng 9/2022 so với tháng trước tăng 11,91% và giảm 45,2% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ là: Dệt giảm 19,96%; Sản xuất trang phục giảm 92,58%; Sản xuất giấy giảm 62,94%; Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 25,08%; Sản xuất kim loại giảm 53,76%; … Bênh cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng so với cùng kỳ là: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 11,35%; Sản xuất da tăng 75,62%; Chế biến gỗ bằng gấp 2,1 lần; Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu bằng gấp 4,6 lần; Sản xuất thiết bị điện tăng 24,82%; Chế biến, chế tạo khác bằng gấp 2,3 lần, trong đó sản xuất đồ chơi, trò chơi bằng gấp 2,3 lần;...

    * Tình hình hoạt động các khu - cụm công nghiệp:

    Nhìn chung 9 tháng đầu năm 2022, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các khu - cụm công nghiệp hoạt động ổn định đạt và vượt kế hoạch đề ra.

    - Khu công nghiệp: đến nay tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương quy hoạch 7 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.083,5 ha; trong đó có 4 khu công nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động. Trong 9 tháng đầu năm 2022, Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp 05 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký 36,48 triệu USD, diện tích đất cho thuê là 8,56 ha. Luỹ kế đến nay các khu công nghiệp Tiền Giang đã thu hút được 109 dự án (trong đó có 81 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 2,3 tỷ USD và 4.645,9 tỷ đồng, diện tích thuê 525 ha/767,2 ha, đạt 68,4% diện tích đất công nghiệp cho thuê.

    - Cụm công nghiệp: trên địa bàn tỉnh có 27 cụm công nghiệp được quy hoạch; trong đó có 5 cụm công nghiệp đang hoạt động. Tổng số dự án đầu tư tại các cụm công nghiệp đến nay là 79 dự án (trong đó: có 6 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 0,2 tỷ USD và 2.306 tỷ đồng, diện tích thuê đất là 88,7 ha, tỷ lệ lắp đầy đạt 73,6%.

    7. Thương mại, dịch vụ:

    a. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:

    Chín tháng đầu năm 2022, hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh diễn ra ổn định và có xu hướng tăng hơn so cùng kỳ, lượng hàng hóa dồi dào, các đơn vị kinh doanh chủ động dự trữ hàng hóa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Hiện tại tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuận lợi hơn so với cùng kỳ, đơn hàng tăng do các giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đã đươc phát huy. Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được thực hiện tốt, công tác đảm bảo ổn định về giá đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, sức mua tăng so với cùng kỳ, nhất là trong các dịp Lễ.

    Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng quý III/2022 thực hiện 17.959 tỷ đồng, tăng 57,3% so cùng kỳ, do quý 3/2021 dịch Covid-19 bùng phát mạnh tỉnh đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như: phong tỏa và giãn cách xã hội, vì vậy doanh thu của hầu hết các ngành hàng giảm mạnh.

    Chín tháng đầu năm 2022, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 56.024 tỷ đồng, đạt 78,9% kế hoạch, tăng 25,6% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 47.240 tỷ đồng, tăng 24,6%; lưu trú, ăn uống 3.773 tỷ đồng, tăng 30,1%; du lịch lữ hành 32 tỷ đồng, tăng 4,5 lần; dịch vụ tiêu dùng khác 4.979 tỷ đồng, tăng 31,1% so cùng kỳ.

Hình 5. Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

    Hoạt động xúc tiến thương mại trong 9 tháng đầu và dự kiến 3 tháng cuối năm 2022 trên địa bàn tỉnh,

    + Xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1968/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030” và kế hoạch khung giai đoạn 2022-2025;

    + Tổ chức 07 lớp hội thảo và tập huấn. 02 lớp hội thảo về: Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản vào thị trường Trung Quốc (110 đại biểu tham dự), Tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (50 đại biểu); 05 lớp tập huấn về: Quản lý chợ” (154 đại biểu), Hỗ trợ đào tào tư vấn kỹ năng bán hàng Việt cho doanh nghiệp hợp tác xã hộ sản xuất kinh doanh” (65 đại biểu), Quy tắc xuất xứ hàng hoá và thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Tổng quan về thương mại điện tử và đẩy mạnh việc sử dụng các giải pháp số trong thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (80 đại biểu), Chuyển đổi số - Kinh tế số hiệu quả năm 2022 (145 đại biểu) và 01 Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa tỉnh Tiền Giang năm 2022 (100 đại biểu).

    + Hoàn thành tổ chức 04 Điểm bán hàng Việt Nam năm 2022 từ ngân sách tỉnh (65 triệu đồng): Cửa hàng Bách hóa Tân Mỹ Chánh tại Cụm Công nghiệp Tân Mỹ Chánh, phường 9, thành phố Mỹ Tho; Cửa hàng Bách hóa Chợ Cũ tại đường Học Lạc, phường 8, thành phố Mỹ Tho; Trung tâm Bách hóa Dưỡng Điềm tại xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành; Cửa hàng Bách hóa Út Hường tại Ấp Lợi Nhơn, xã Mỹ Lợi B, huyện Cái Bè.

    + Thông báo đến các doanh nghiệp: tạm dừng thông quan hàng hóa qua cửa khẩu Bắc Luân II (Móng Cái, Quảng Ninh); hạn chế việc đưa hàng nông, thủy sản ra xuất khẩu qua các lối mở biên giới của tỉnh Quảng Ninh; thông quan hàng hoá tại các lối mở biên giới của tỉnh Quảng Ninh; thông tin về tình hình xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;… (thời điểm quý 1/2022 khi Trung Quốc thực hiện giãn cách và phong tỏa để phòng chống dịch Covid-19).

    + Xây dựng Kế hoạch “Tổ chức tháng khuyến mãi tập trung quốc gia 2022 - Vietnam Grand Sale 2022 ” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (từ ngày 15/11/2022 đến ngày 22/12/2022).

    b. Xuất - Nhập khẩu:

    * Xuất khẩu:

    Trong bối cảnh cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đang căng thẳng, chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị đứt đoạn thì đồng Euro mất giá làm cho hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn, chi phí cao, tạo thêm gánh nặng cho các gia đình và các doanh nghiệp tại châu Âu… Đó là những đối tượng đang chịu tác động lớn bởi lạm phát tăng cao. Như vậy trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ càng khó khăn khi xuất khẩu sang châu Âu. Trong diễn biến thay đổi liên tục những ngày qua, có thời điểm đồng Euro đã rơi xuống mức chưa đổi được 1 USD. Giá năng lượng cao và lạm phát kỷ lục là nguyên nhân cho những dự đoán khó khăn cho việc việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2022 ước 2.947,4 triệu USD, đạt 88% kế hoạch, tăng 27,3% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 527,2 triệu USD, tăng 33,1%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 2.415 triệu USD, tăng 28,2% và kinh tế nhà nước 5,2 triệu USD, giảm 85,4% so cùng kỳ. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2022 như sau:

    - Thủy sản: ước xuất 81.856 tấn, tăng 16,1% so cùng kỳ với giá trị xuất 281,9 triệu USD, đạt 88,1% kế hoạch, tăng 86,1% so cùng kỳ.

    Mỹ được xem là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều rào cản để các doanh nghiệp Việt tăng thêm kim ngạch xuất khẩu; để chuẩn bị cho việc xuất khẩu cá tra sang Mỹ những tháng tới các doanh nghiệp vẫn đang cập nhật danh sách các nhà máy của công ty để chờ phía Mỹ xác nhận trước khi xuất khẩu, đây có thể là bước cuối sau 3 năm làm các thủ tục pháp lý, chuẩn bị cho việc đưa hàng vào thị trường lớn nhưng khó tính này do cách tính thuế hồi tố của Mỹ rất khắt khe nhằm chống bán phá giá. Chẳng hạn, khi được phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ, doanh nghiệp được hưởng thuế suất 0%. Tuy nhiên bán phá giá sẽ đánh thuế suất từ 30-40%. Đây chính là điều mà các doanh nghiệp đang lo ngại.

    - Gạo: ước xuất 73.163 tấn, giảm 57,6% so cùng kỳ; với giá trị 36,3 triệu USD, đạt 25,9% kế hoạch, giảm 59,1% so cùng kỳ.

    Ngày 8/9/2022, Ấn Độ chính thức ban hành lệnh cấm tấm và áp thuế 20% đối với các loại gạo xuất khẩu. Mức thuế mới này có thể các nhà nhập khẩu "rời" Ấn Độ và chuyển hướng sang các đối thủ như Thái Lan, Việt Nam và những quốc gia đang gặp khó khăn trong việc tăng lượng xuất khẩu và tăng giá. Không chỉ Ấn Độ mà hiện nay nguồn cung gạo tại nhiều nước xuất khẩu gạo đang suy giảm, do đó, việc áp thuế 20% với gạo xuất khẩu sẽ mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Sản lượng giảm, giá gạo tại nhiều nước tăng cao, để dự trữ và hạ nhiệt giá nội địa, nhiều quốc gia lên kế hoạch nhập khẩu gạo. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo qua các thị trường này trong thời gian tới. Tuy nhiên, về mặt đơn hàng, Việt Nam sẽ không được hưởng lợi nhiều. Nguyên nhân là do chi phí vận chuyển của Việt Nam đi các thị trường của gạo Ấn Độ rất cao.

    - Hàng dệt, may: ước xuất 62.970 ngàn sản phẩm, giảm 35,9%; trị giá xuất 416,2 triệu USD, đạt 69,4% kế hoạch, tăng 17,2% so cùng kỳ.

    Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may 9 tháng đầu năm 2022 khá thuận lợi. Đơn hàng dồi dào, lực lượng lao động dần ổn định sau khi Việt Nam triển khai tiêm vaccine thần tốc và chuyển sang trạng thái bình thường mới, thích ứng linh hoạt với dịch Covid-19. Ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức lớn, đó là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch và ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, kinh tế khó khăn và tỷ lệ lạm phát tăng cao tại các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, châu Âu… làm cho sức mua các mặt hàng tiêu dùng, trong đó có hàng dệt may, giảm đáng kể, ảnh hưởng đến đơn hàng và đơn giá của các doanh nghiệp dệt may từ nay đến cuối năm 2022, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng. Căng thẳng Nga - Ukraine vẫn đang diễn biến phức tạp, chưa có hồi kết ảnh hưởng đến một số thị trường của dệt may Việt Nam như tại Nga, Ukraine và các nước khác trong khu vực.

    - Kim loại thường và sản phẩm (kể cả đồng): ước xuất 67.008 tấn, tăng 15,4%; trị giá xuất 706,5 triệu USD, tăng 30,6% so cùng kỳ.

    b. Nhập khẩu:

    Với các doanh nghiệp, việc đơn hàng nhiều là tín hiệu hết sức tích cực, tuy nhiên chi phí đầu vào như logistics, nguyên phụ liệu, xăng dầu… liên tục tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của họ. Dù chi phí tăng cao nhưng giá bán sản phẩm không tăng hoặc nếu tăng cũng không thể theo được tốc độ tăng của nguyên liệu đầu vào đây là cái khó của doanh nghiệp. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2022 thực hiện 1.771 triệu USD, đạt 93,2% kế hoạch, tăng 30,1% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 94 triệu USD, tăng 9,5%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.677 triệu USD, tăng 31,4% so cùng kỳ. Nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như kim loại thường khác 687 triệu USD, tăng 40,5%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 304 triệu USD, tăng 32,3%; chất dẻo nguyên liệu 94 triệu USD, tăng 11%; vải các loại 154 triệu USD, giảm 2,4%,... so cùng kỳ.

    c. Vận tải:

    Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải quý III/2022 thực hiện 609 tỷ đồng, tăng 1,2 lần so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 153 tỷ đồng, tăng 5,1 lần so cùng kỳ; vận tải hàng hóa thực hiện 394 tỷ đồng, tăng 87,3% so cùng kỳ. Vận tải đường bộ thực hiện 285 tỷ đồng, tăng 2,2 lần; vận tải đường thủy thực hiện 262 tỷ đồng, tăng 79,2%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 62 tỷ đồng, tăng 64,7% so cùng kỳ. Chín tháng đầu năm 2022, doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện 1.622 tỷ đồng, tăng 34,1% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 411 tỷ đồng, tăng 42,4% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa thực hiện 1.047 tỷ đồng, tăng 32,8% so cùng kỳ. Vận tải đường bộ thực hiện 753 tỷ đồng, tăng 34,9%; vận tải đường thủy thực hiện 702 tỷ đồng, tăng 35,9%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 167 tỷ đồng, giảm 24,1% so cùng kỳ.

    Vận chuyển hành khách chín tháng đầu năm 2022 đạt 24.550 ngàn hành khách, tăng 41,8% và luân chuyển 427.181 ngàn hành khách.km, tăng 39,4% so cùng kỳ, Trong đó: vận chuyển đường bộ 11.460 ngàn hành khách, tăng 44,3% và luân chuyển 409.943 ngàn hành khách.km, tăng 39,4% so cùng kỳ; vận chuyển đường thủy 13.090 ngàn hành khách, tăng 39,6% và luân chuyển 17.238 ngàn hành khách.km, tăng 39,4% so cùng kỳ.

    Vận tải hàng hóa chín tháng đầu năm 2022 đạt 11.068 ngàn tấn, tăng 33,1% và luân chuyển 1.310.993 ngàn tấn.km, tăng 34,2% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ thực hiện 2.333 ngàn tấn, tăng 32,2% và luân chuyển được 243.843 ngàn tấn.km, tăng 30,5% so cùng kỳ; vận tải đường thủy thực hiện 7.735 ngàn tấn, tăng 33,4% và luân chuyển 1.067.150 ngàn tấn.km, tăng 35,1% so cùng kỳ. Hiện nay hầu hết các hoạt động vận tải đã trở lại bình thường doanh thu tăng cao hơn so cùng kỳ.

    * Phương tiện giao thông: trong tháng đăng ký mới 3.791 chiếc mô tô xe máy, 340 chiếc ô tô, 07 chiếc xe đạp điện và xe khác 20 chiếc. Tổng số xe đang quản lý trên địa bàn tỉnh 1.417.414 chiếc, trong đó mô tô xe máy: 1.370.997 chiếc, 45.424 xe ô tô, 153 xe ba bánh, 307 xe đạp điện và 533 xe khác.

    d. Du lịch:

    Từ đầu năm 2022, tỉnh đã ban hành Phương án mở cửa du lịch trong điều kiện bình thường mới trên phương châm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19". Lượng khách du lịch trong 9 tháng đầu năm hồi phục và khởi sắc.

    Chín tháng đầu năm 2022, lượng khách du lịch đến tỉnh 542,7 ngàn lượt, đạt 60,3% kế hoạch, tăng 1,1 lần so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 14 ngàn lượt, tăng 2,8 lần so cùng kỳ. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 3.805 tỷ đồng, tăng 30,9% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 99,1%.

    e. Bưu chính - Viễn thông:

    Doanh thu tháng 9 đạt 276 tỷ đồng, tăng 0,6% so tháng trước và tăng 3,9% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính 29 tỷ đồng, tăng 4,5% so tháng trước và tăng 15,1% so cùng kỳ; viễn thông 246 tỷ đồng, tăng 0,1% so tháng trước và tăng 2,7% so cùng kỳ. Cộng dồn 9 tháng doanh thu 2.449 tỷ đồng, đạt 84,8% so kế hoạch và tăng 3,2% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính 243 tỷ đồng, tăng 13,9% so cùng kỳ và đạt 97,7% so kế hoạch, doanh thu viễn thông 2.206 tỷ đồng, tăng 2,2% so cùng kỳ và đạt 83,6% so kế hoạch.

    Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng ước tính đến cuối tháng 9 năm 2022 là 120.854 thuê bao, mật độ bình quân đạt 6,8 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Số lượng điện thoại cố định có dây, không dây từ đầu năm 2022 đến nay tiếp tục giảm, do thị trường phát triển thuê bao dần bảo hòa và giá cước điện thoại ngày càng giảm cho nên khách hàng dần chuyển sang sử dụng điện thoại di động, trong đó chủ yếu là điện thoại di động trả trước. Chín tháng đầu năm 2022 số thuê bao internet phát triển 12.710 thuê bao, trong đó ADSL giảm 76 thuê bao và thuê bao FTTH tăng 12.786 thuê bao. Tổng số thuê bao internet trên mạng ước tính đến tháng 9 năm 2022 là 331.411 thuê bao, mật độ internet bình quân ước đạt 18,7 thuê bao/100 dân.

    Thuê bao điện thoại phát triển trong tháng tăng nhẹ so tháng trước. Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng ước đến cuối tháng 9 năm 2022 là 120.854 thuê bao. Thuê bao điện thoại bình quân đạt 6,82 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau).

    II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

    1. Lao động, giải quyết việc làm:

    Trong 9 tháng năm 2022, tư vấn nghề, việc làm, pháp luật lao động và tư vấn khác cho 22.617 lượt lao động, tăng 21% so cùng kỳ; giới thiệu việc làm cho 2.396 lượt lao động, tăng 19% so với cùng kỳ; đã giới thiệu cho 835 lao động có được việc làm ổn định, tăng 10,7% so cùng kỳ. Tư vấn cho 919 lượt lao động có nguyện vọng làm việc ở nước ngoài, tăng 63,5% so cùng kỳ; có 19 lao động đăng ký tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, giảm 17,4% so cùng kỳ; có 333 lao động xuất cảnh chính thức (sang Nhật Bản 293 người, Hàn Quốc 01 người, Đài Loan 37 người và thị trường khác 02 người), tăng 132,9% so cùng kỳ. Ghi nhận 16.795 người người lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 47,2% so cùng kỳ; 16.304 người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 21,1% so cùng kỳ với tổng số tiền chi trả 314,7 tỷ đồng.

    Tình hình thiếu việc làm, thất nghiệp:

    Kết quả sơ bộ điều tra lao động việc làm chọn mẫu quý III/2022 cho thấy, lao động thiếu việc làm của tỉnh chiếm tỷ lệ 7,0% trên tổng số lao động đang làm việc, tăng 3,2 điểm phần trăm so quý trước và giảm 9,2 điểm phần trăm so cùng kỳ (từ 16,2% năm 2021 xuống 7,0% năm 2022), đã làm cho tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị tăng 0,7 điểm phần trăm so quý trước và giảm 10,4 điểm phần trăm so cùng kỳ (từ 18,8% năm 2021 xuống 8,5% năm 2022). Đối với khu vực nông thôn tỷ lệ thiếu việc làm tăng 4,1 điểm phân trăm so quý trước và giảm 8,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ (từ 15,2% năm 2021 xuống 6,4% năm 2022). Tình trạng thiếu việc làm quý III năm 2022 chủ yếu ở khu vực nông thôn (chiếm 64,7% trong tổng số lao động thiếu việc làm của tỉnh). Tỷ lệ lao động thất nghiệp trong quý III năm 2022 là 1,4% tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 13,1 điểm phần trăm so cùng kỳ (từ 14,5% năm 2021 xuống 1,4% năm 2022), làm cho tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị tăng 1,5 điểm phần trăm so quý trước và giảm 15,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ (từ 18,6% năm 2021 xuống 3,0% năm 2022). Vì vậy, làm cho tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn tăng 0,1 điểm phần trăm so quý trước và giảm 11,9 điểm phần trăm so cùng kỳ (từ 12,7% năm 2021 xuống 0,8% năm 2022). Tỷ trọng thất nghiệp ở khu vực thành thị chiếm 62,5% và tỷ trọng số lao động thất nghiệp khu vực thành thị trong quý III năm 2022 tăng 23,9 điểm phần trăm so cùng kỳ.

    Trong 9 tháng năm 2022, tỷ lệ lao động thiếu việc làm chiếm 5,1%, giảm 2,3 điểm phần trăm so cùng kỳ (từ 7,4% xuống 5,1%), đã làm cho tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị giảm 1,0 điểm phần trăm (từ 9,2% xuống 8,2%) và tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn giảm 2,7 điểm phần trăm (từ 6,6% xuống 3,9%). Tình hình tỷ lệ thất nghiệp 9 tháng năm 2022 giảm 4,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ (từ 5,6% xuống 1,4%) đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm 4,4 điểm phần trăm (từ 7,3% xuống 2,9%) và tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn giảm 4,0 điểm phần trăm (từ 4,8% năm 2021 xuống 0,8% năm 2022). Do đó đã làm cho tỷ trọng thất nghiệp ở khu vực thành thị chiếm 60,3% so với tổng số lao động thất nghiệp của toàn tỉnh.

    Nhìn chung, tỷ lệ số lao động thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp trong quý III và 9 tháng đầu năm 2022 đều giảm so cùng kỳ, nhưng tỷ trọng số lao động thiếu việc làm và thất nghiệp khu vực thành thị quý III và 9 tháng năm 2022 tăng so với quý III và 9 tháng năm 2021. Lý do đa số lao động làm việc ở khu vực thành thị bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên đã về quê sinh sống, làm cho số lao động thiếu việc làm và thất nghiệp của khu vực nông thôn trong quý III, 9 tháng đầu năm 2021 tăng cao. Hiện nay, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt nên người lao động quay trở lại khu vực thành thị để tiếp tục làm việc. vì vậy tỷ trọng lao động thiếu việc làm và thất nghiệp khu vực thành thị tăng trở lại.

    2. Đời sống dân cư và an sinh xã hội:

    Theo Nghị quyết số 28/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh, quy định mức hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công và thân nhân người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh với tổng số nhà phê duyệt 1.209 căn (xây mới: 325 căn, sửa chữa: 884 căn), giai đoạn 2022-2025. Riêng năm 2022, thực hiện là 387 căn (xây mới: 115 căn; sửa chữa: 272 căn). Ngoài ra, thực hiện bàn giao 11 căn nhà tình nghĩa kinh phí từ nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa tỉnh hỗ trợ, với mức kinh phí 60 triệu đồng/căn (trong đó: Quỹ Đền ơn đáp nghĩa tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng/căn; từ nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của địa phương hỗ trợ 10 triệu đồng/căn).

    3. Hoạt động giáo dục:

    Trong 9 tháng năm 2022, trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo đã có một số điểm nổi bậc sau:

   Hướng dẫn tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện THCS vào ngày 15/02/2022 với 3.086 thí sinh dự thi. Kết quả đạt 1.274 giải, trong đó có 84 giải nhất, 189 giải nhì, 364 giải ba và 637 giải khuyến khích.

   Tổ chức coi và chấm thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh THCS khóa ngày 22/3/2022 với 882 thí sinh dự thi tại 03 Hội đồng coi thi THCS Đoàn Thị Nghiệp, THCS Lê Ngọc Hân và THCS Nguyễn Đắc Thắng. Kết quả đạt 432 giải, trong đó có 37 giải nhất, 91 giải nhì, 114 giải ba và 190 giải khuyến khích.

    Tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh THPT khóa ngày 22/02/2022 tại 03 Hội đồng thi THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Vĩnh Bình và THPT Đốc Binh Kiều (ra đề thi cách ly từ ngày 19/02/2022 đến 22/02/2022 tại Nhà khách Công an tỉnh, coi thi vào ngày 22/02/2022, chấm thi từ ngày 23/02/2022 tại Trường THPT Chuyên).

    Tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (HSG) THPT năm học 2021-2022 từ ngày 02 đến ngày 05/3/2022 tại trường THPT Chuyên Tiền Giang với 54 thí sinh dự thi ở 09 môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Tiếng Anh. Tiếp các đoàn coi thi chọn HSG quốc gia THPT năm học 2021-2022 tại tỉnh Tiền Giang theo phân công của Bộ GDĐT. Kết quả: Tiền Giang đạt 09 giải gồm 01 giải Nhì (môn Sinh học), 02 giải Ba (môn Ngữ Văn), 06 giải Khuyến khích (Môn Sinh học, Hóa học, Tiếng Anh, Toán). Xếp hạng 6/13 các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, hạng 55/70 đơn vị đăng ký dự thi toàn quốc.

    Tổ chức coi thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 khóa ngày 7,8/7/2022. Có 15.074 đăng ký dự thi (giảm 1.349 thí sinh so với năm 2021), được bố trí 30 điểm thi với 654 phòng thi, 19 phòng chờ. Trong đó, tổng số thí sinh GDPT là 14.588, thí sinh GDTX là 486; Tổng số thí sinh tự do là 430 (hệ GDPT là 397, hệ GDTX là 33).

    Hướng dẫn xét tốt nghiệp THCS năm 2022; Tổ chức thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2022 – 2023 vào các ngày 16, 17, 18/6/2022. Tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT vào 02 ngày 17, 18/7/2022.

    4. Hoạt động y tế:

    Trong 9 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh ghi nhận 14/44 bệnh truyền nhiễm. So với cùng kỳ có 06 bệnh tăng (Liên cầu lợn ở người, sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não siêu vi B, Tiêu chảy, viêm gan do vi rút khác); 08 bệnh giảm (Sởi, lao phổi, thương hàn, uốn ván khác, viêm não vi rút khác, Quai bị, thủy đậu, Covid-19); 31 bệnh tương đương và hoặc không xảy ra.

    Phòng chống bệnh Sốt xuất huyết: 9 tháng đầu năm ghi nhận 5.351 ca mắc, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ, 04 trường hợp tử vong; Phòng chống HIV/AIDS: toàn tỉnh có 6.321 người nhiễm HIV, 1.819 người chuyển sang AIDS, 1.256 người tử vong do AIDS; An toàn thực phẩm: không ghi nhận ngộ độc thực phẩm xảy ra trên đại bàn.

    Tình hình khám chữa bệnh trong 9 tháng năm 2022: Tổng số lần khám bệnh 2.723.688 giảm 8,7% so cùng kỳ; Tổng số người điều trị nội trú 122.424 lượt người giảm 11,6% so cùng kỳ; Công suất sử dụng giường bệnh bình quân trong 9 tháng đạt 59%.

    COVID-19: Sở Y tế đã ban hành Kế hoạch số 4360/KH-SYT ngày 26/7/2022 nhằm tổ chức lại cơ cấu giường bệnh tại các tầng điều trị, đặc biệt là 220 giường bệnh điều trị bệnh nhân thuộc tầng 3; trong đó Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang bố trí 100 giường; Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy và Gò Công bố trí 50 giường/bệnh viện; Bệnh viện Lao và Bệnh phổi 20 giường. Các bệnh viện và trung tâm y tế còn lại, mỗi nơi bố trí sẵn sàng từ 50 – 100 giường bệnh điều trị bệnh nhân thuộc tầng 1 và 2.

    Công tác tiêm chủng: Tính đến ngày 15/9/2022, tiêm được 4.967.066 liều cho người từ 5 tuổi trở lên không bao gồm các trường hợp tiêm tại các điểm tiêm ngoài tỉnh:

    + Người từ 18 tuổi trở lên: 4.242.214 liều (Mũi 1: 100%; Mũi 2: 97,6%; Mũi bổ sung: 8,1%; Mũi 3: 78,6%; Mũi 4: 46,7%).

    + Trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi: 436.685 liều (Mũi 1: 107,8%; Mũi 2: 104,7%; Mũi 3: 76,8%).

    + Trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi: 288.167 liều (Mũi 1: 96,9%; Mũi 2: 80,8%).

    Từ ngày 16/12/2021 đến 15/9/2022 trên địa bàn tỉnh ghi nhận 2.480 ca nhiễm Covid – 19; tử vong 290 ca.

    5. Hoạt động văn hóa - thể thao:

    Toàn tỉnh có 439.637/464.764 hộ đạt 3 tiêu chuẩn Gia đình văn hóa, đạt 94,6%; 1.005/1.005 ấp (khu phố) văn hóa, đạt 100%; 163/172 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới/phường/thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 65 chợ văn hóa; 17 công viên văn hóa; 824 con đường văn hóa, 543 cơ sở thờ tự văn hóa.

    Hoạt động văn hóa nghệ thuật: Tham gia hội thi Múa không chuyên toàn quốc năm 2022 tại An Giang; kết quả đạt 01 huy chương vàng, 02 huy chương bạc, đạt huy chương vàng toàn đoàn, xếp thứ 10/27 đoàn tham gia. Tham gia Hội diễn Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông năm 2022 tại Bến Tre, đạt 01 huy chương vàng và 02 huy chương bạc tiết mục. Thực hiện 98 cuộc buổi biểu diễn tuyên truyền các ngày lễ lớn và phục vụ Nhân dân tỉnh nhà; 109 xuất nhạc nước tại quảng trường Hùng Vương.

    Hoạt động thư viện: Trong 9 tháng năm 2022, Thư viện tỉnh phục vụ được 61.520 lượt bạn đọc với 234.827 lượt sách lưu hành, tổ chức Hội báo xuân Nhâm Dần năm 2022 tại Thư viện tỉnh. Hệ thống thư viện huyện và các phòng đọc cơ sở đã tiếp được 74.633 lượt bạn đọc với 216.029 lượt sách báo lưu hành.

    Hoạt động bảo tàng: Tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2022; kết hợp kết hợp trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia đối với 18 hiện vật vàng lá chạm khắc hình voi văn hóa Óc Eo và Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đối với nhà trung bày số 1- Bảo tàng tỉnh. Thực hiện trưng bày cố định các chuyên đề phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tại các di tích Rạch Gầm - Xoài Mút, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Ấp Bắc, Óc Eo Gò Thành và Đền thờ Trương Định - Gia Thuận. Trong 9 tháng đầu năm năm 2022, Bảo tàng tỉnh và các di tích trực thuộc đã đón hơn 25.572 lượt khách tham quan; sưu tầm 137 hiện vật, hình ảnh quý.

    Hoạt động thể dục, thể thao:

    Tổ chức khánh thành và đưa vào khai thác Khu thể thao dưới nước; Tổ chức thành công Lễ Khai mạc, Bế mạc Đại hội Thể dục - Thể thao tỉnh Tiền Giang lần thứ IX năm 2022; chuẩn bị lực lượng tham gia Đại hội Thể dục - Thể thao toàn quốc vào tháng 12 năm 2022.

    Cấp tỉnh tổ chức 03 giải Quốc gia, mở rộng (Giải vô địch Boxing các đội mạnh toàn quốc; Giải Bóng bàn Trẻ, Thiếu niên, Nhi đồng toàn quốc Khu vực miền Đông Nam Bộ và miền Tây lần thứ 3 năm 2022 và giải Bóng bàn tỉnh Tiền Giang mở rộng lần thứ VIII năm 2022 – Tranh Cúp SANWEI); 11 giải thể thao cấp tỉnh, liên tịch và 03 lớp tập huấn, bồi dưỡng.

    Trong 9 tháng năm 2022, tham gia 51 Giải với tổng số huy chương các môn đạt được: 61 HCV, 67 HCB, 94 HCĐ; trong đó Giải Cúp CLB, các đội mạnh (10 giải): đạt 12 HCV, 26 HCB, 30 HCĐ; Giải Vô địch toàn quốc (13 giải): đạt 6 HCV, 9 HCB, 13 HCĐ; Giải Trẻ, Thiếu niên toàn quốc (19 giải): đạt 31 HCV, 20 HCB, 40 HCĐ; Giải Mở rộng (03 giải): đạt 9 HCV, 9 HCB, 8 HCĐ; Giải Quốc tế (06 giải): đạt 3 HCV, 3 HCB, 3 HCĐ; Ngoài ra, vận động viên Taekwondo Phạm Minh Bảo Kha được Tổng cục thể dục thể thao cử tham gia đoàn thể thao Việt Nam tham dự Saegames 31 tại Hà Nội, Kết quả đạt 01 HCB hạng cân dưới 80kg.

    6. Trật tự an toàn giao thông (theo báo cáo của ngành Công an):

    Giao thông đường bộ: Tai nạn giao thông trong tháng xảy ra 37 vụ tăng 12 vụ so tháng trước và tăng 28 vụ so cùng kỳ, làm chết 24 người tăng 09 người so tháng trước và tăng 18 so cùng kỳ, bị thương 20 người tăng 04 người so tháng trước và tăng 13 người so cùng kỳ. Nâng tổng số vụ từ đầu năm đến nay 293 vụ, làm chết 204 người và bị thương 142 người. Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông chủ yếu vẫn do ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của người tham gia giao thông như: điều khiển xe khi có rượu bia, phóng nhanh vược ẩu, không làm chủ tốc độ; không đi đúng phần đường, làn đường; không nhường đường, vượt đèn đỏ, thiếu quan sát…

    Giao thông đường thủy: Trong tháng không xảy nâng tổng số vụ từ đầu năm đến nay 03 vụ, làm chết 02 người, không có người bị thương.

    7. Tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội (theo báo cáo ngành Công an):

    Tội phạm về trật tự xã hội ghi nhận 494 vụ giảm 98 vụ so cùng kỳ năm 2019, giảm 441 vụ so với cùng kỳ năm 2021, làm chết 19 người, bị thương 82 người, tài sản thiệt hại khoảng 10,9 tỷ đồng. Khám phá 364 vụ (đạt 73,7%), bắt xử lý 498 đối tượng, thu hồi tài sản khoảng 2,5 tỷ đồng.

    Phát hiện 83 vụ, 103 đối tượng có hành vi tàng trữ, mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và xử lý vi phạm hành chính 519 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy; 75 trường hợp phạm tội, vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế; Tệ nạn xã hội: phát hiện, xử lý 258 tụ điểm, 1.631 đối tượng cờ bạc, mại dâm.

    8. Tình hình cháy nổ, môi trường và thiên tai:

    Trong 9 tháng năm 2022, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 12 vụ cháy, giảm 15 vụ so cùng kỳ, thiệt hại ước tính khoảng 32,3 tỷ đồng.

    Lĩnh vực môi trường: trong tháng, xảy ra 11 vụ vi phạm với tổng số tiền xử phạt trên 105 triệu đồng; tăng 11 vụ so với tháng trước; tăng 10 vụ so cùng kỳ. Nâng tổng số vụ từ đầu năm đến nay là 23 vụ, giảm 14 vụ so cùng kỳ, với số tiền phạt gần 1,9 tỷ đồng.

    Thiên tai: Trong tháng xảy ra 02 vụ lốc xoáy làm tốc mái 04 căn nhà (huyện: Chợ Gạo: 03 căn và huyện Cai Lậy: 01 căn) và 93 điểm đê bị sạt lở trên địa bàn huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy và huyện Châu Thành với giá trị thiệt hại là 69 tỷ đồng. Tính chung 9 tháng năm 2022 ghi nhận 17 cơn lốc xoáy, 01 căn nhà bị sập, 219 căn nhà bị tốc mái, 148 điểm đê bị sạt lở với tổng giá trị thiệt hại trên 171 tỷ đồng.

    III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI QUÝ IV NĂM 2022

    Để đảm bảo thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo kế hoạch năm 2022, trong quý IV/2022 cần có sự nỗ lực, quyết liệt hơn nữa của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong lãnh và chỉ đạo, các ngành, các cấp, địa phương chủ động đề ra các giải pháp, vượt qua khó khăn, thách thức, khai thác tốt những cơ hội để phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện như sau:

    Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của Tỉnh ủy về “phát triển kinh tế - đô thị 03 vùng của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, Quyết định số 1090/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc “phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

    Tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường, gặp gỡ, tìm hiểu, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc của doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi trong cung cấp nguyên liệu đầu vào ổn định để tăng cường sản xuất. Tích cực theo dỏi giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid -19. Tháo dỡ rào cản khó khăn, phục hồi các ngành bị tác động bởi dịch Covid -19.

    Kiểm soát giá cả trên địa bàn thông qua các chương trình bình ổn giá của tỉnh, tăng cường kiểm tra giám sát và xử lý sai phạm pháp luật về giá.

    Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nhằm thu hút nhà đầu tư FDI lớn, chú trọng cải cách chỉ số PCI, PAR InDex; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả các hoạt động hành chính của cơ quan nhà nước, nhất là những nơi thực hiện dịch vụ hành chính công, xem đây là nhiệm vụ cấp bách, từ đó thay đổi tư duy quản lý, phương pháp quản trị điều hành trong toàn xã hội

    Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện, nhằm đảm bảo tiến độ và hiệu quả theo kế hoạch đề ra. Tiếp tục phối hợp nhà đầu tư xử lý những khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh các giải pháp bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

    Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tiếp tục phát triển xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế; chuyển dần sang xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu, phát triển xuất khẩu sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh và có thương hiệu mạnh.

    Tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; tăng cường công tác kiểm tra hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm. Duy trì kiểm tra định kỳ về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản.

    Các NHTM trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các thương nhân, doanh nghiệp, người dân sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như mở rộng, tăng hạn mức tín dụng; tiết giảm mọi chi phí hoạt đông không cần thiết để dành nguồn lực giảm lãi suất cho vay; các giải pháp chính sách về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ…

SL ước tháng 9 - 2022

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 31)
Trang:1 - 2 - 3 - 4Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 18
Truy cập: 1.998.846
Truy cập tháng: 73.994
User IP: 18.217.220.114

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn