Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Năm 2022
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang 6 tháng đầu năm 2022
Thứ ba, Ngày 28 Tháng 6 Năm 2022

    I. TÌNH HÌNH CHUNG

    Theo Ngân hàng thế giới (WB), tăng trưởng thương mại toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại, đạt 4% trong năm 2022 do cuộc xung đột ở U-crai-na tiếp tục phá vỡ chuỗi giá trị toàn cầu. Tăng trưởng thương mại hàng hóa chậm lại trong nửa đầu năm 2022 do chuỗi cung ứng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tác động kéo dài của đại dịch, gồm gián đoạn ở các cảng lớn của châu Á và tình trạng phong tỏa ở các thành phố lớn của Trung Quốc.

    Kinh tế-xã hội của cả nước 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế đang trên đà hồi phục, các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh, chuỗi cung ứng dần được khơi thông. Tuy nhiên, xung đột giữa Nga và U-crai-na đã làm cho giá dầu thô, khí tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng mạnh, giá cả nguyên liệu đầu vào, hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng tăng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

    Trong tỉnh, dịch covid-9 cơ bản được kiểm soát; Với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế để không lỡ nhịp với đà phục hồi kinh tế cả nước, đồng thời đạt được mục tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra. Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành, các cấp đã nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân dân tỉnh; Kế hoạch hành động số 20/KH-UBND ngày 19/01/2022 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ và các Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022. Cùng với đó, sự ủng hộ của Nhân dân và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đã phát huy hiệu quả, tạo động lực khôi phục và phát triển kinh tế. Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực 6 tháng đầu năm 2022 như sau:

    II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ

    1. Tăng trưởng kinh tế (GRDP):

    Kinh tế của tỉnh sáu tháng đầu năm 2022, đang trên đà phục hồi và tăng trưởng tích cực, các ngành các cấp tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế khôi phục sản xuất. Các hoạt động văn hóa, xã hội, vui chơi giải trí dần được khởi sắc trở lại; công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thực hiện tốt theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương, đến thời điểm hiện tại đã khống chế được dịch, bệnh.

    Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm ước đạt 29.781 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 4,10% so cùng kỳ (quí 1 tăng 2,41%, quí 2 tăng 5,81%), tăng cao hơn cùng kỳ 1,94%; khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,84%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43% và khu vực dịch vụ tăng 3,26 % (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 4,4 % và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 1,9% so cùng kỳ.

    Trong 4,10% tăng trưởng thì khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,43%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 1,55%, khu vực dịch vụ đóng góp 1,24% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm làm giảm 0,12%. Tuy tốc độ tăng trưởng còn thấp so với kế hoạch cả năm (tăng từ 6 đến 7%), nhưng đạt được kết quả trên là quyết tâm rất lớn của lãnh đạo địa phương, các ngành, các cấp trong chỉ đạo điều hành, cộng với sự đồng lòng, phấn đấu vượt qua khó khăn của các cơ sở kinh tế và nhân dân trong tỉnh. GRDP nếu tính theo giá hiện hành đạt 52.479 tỷ đồng. 

    Cơ cấu kinh tế: Tiếp tục chuyển dịch theo định hướng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 38,2% (cùng kỳ 39,3%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 27,9% (cùng kỳ 26,5%); khu vực dịch vụ chiếm 28,1% (cùng kỳ 28%); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,8% (cùng kỳ 6,2%).

    2. Sản xuất nông - thủy sản:

    2.1. Nông nghiệp:

    * Trồng trọt:

    Cây lương thực có hạt: 6 tháng đầu năm 2022, gieo trồng được 116.559 ha, đạt 93,9% kế hoạch, tăng 2,2% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 498.685 tấn, đạt 65,1% kế hoạch, giảm 5,4% so cùng kỳ; trong đó: cây lúa gieo sạ 114.871 ha tăng 3% so cùng kỳ, thu hoạch 73.123 ha giảm 4,5% so cùng kỳ với sản lượng 493.897 tấn giảm 5% so cùng kỳ.

    Cây rau đậu các loại: Đến nay gieo trồng  37.503 ha tăng 0,2% so cùng kỳ, thu hoạch 35.291 ha tăng 0,2% với sản lượng 722.384 tấn tăng 3,9% so cùng kỳ; trong đó: rau các loại 37.299 ha tăng 0,1%, thu hoạch 35.127 ha tăng 0,1% với sản lượng 721.860 tấn, tăng 3,9% so cùng kỳ.

    * Chăn nuôi: Ước thời điểm 01/06/2022 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò 124,2 ngàn con, tăng 2,4% so cùng kỳ; đàn lợn 280,2 ngàn con, tăng 3,3% so cùng kỳ; đàn gia cầm 16,9 triệu con, giảm 3% so cùng kỳ.

     2.2. Thủy hải sản:

    Sáu tháng đầu năm 2021 toàn tỉnh thả nuôi 13.549 ha, tăng 1,2% so cùng kỳ, trong đó diện tích nuôi cá đạt 3.677 ha, giảm 9,5% so cùng kỳ, diện tích nuôi tôm đạt 6.852 ha, tăng 8,6% so cùng kỳ, thủy sản khác đạt 3.020 ha, tương đương so cùng kỳ.

    Sản lượng thu hoạch 153.042 tấn, tăng 4,7% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 80.444 tấn, tăng 9,3% so cùng kỳ; sản lượng khai thác 72.598 tấn, giảm 0,1% so cùng kỳ

    3. Sản xuất công nghiệp:

    Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm 2022 tăng 5,6% so cùng kỳ; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,7%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 5,17%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,1%.

    Sản phẩm sản xuất công nghiệp 6 tháng năm 2022: Có 20/43 sản phẩm tăng so cùng kỳ: thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên tăng 174,3%; các bộ phận của bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động khác tăng 155,8%; giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài tăng 79,6%; bia đóng lon tăng 39,2%;…Có 23/43 sản phẩm giảm so cùng kỳ: dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu, thuyền giảm 94,5%; phanh và trợ lực phanh giảm 88,1%; máy gặt đập liên hợp giảm 33,3%;…

       4. Chỉ số giá:

    Do ảnh hưởng giá xăng dầu thế giới, tác động giá xăng, dầu, giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giá thức ăn chăn nuôi và giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào khác tăng theo; giá điện sinh hoạt tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 tăng 0,5% so tháng 5/2022 và tăng 4,23% so cùng kỳ. CPI bình quân sáu tháng đầu năm 2022 so cùng kỳ tăng 3,32%.

    So với tháng 5/2022, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 7 nhóm tăng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,43%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,26%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,06%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,31%; Giao thông tăng 3,75%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,09% và Hàng hóa dịch vụ khác tăng 0,11%. Có 03 nhóm có chỉ số giá ổng định: Thuốc và dịch vụ y tế; Nhóm Giáo dục và nhóm Bưu chính viễn thông.  Riêng nhóm, Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,17%.

    Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm bình quân trong tháng giảm 2,24%. Hiện nay giá vàng bình quân duy trì ở mức 5.498.000 đồng/chỉ tăng 223.000 đồng/chỉ so với cùng kỳ.

    Chỉ số giá đô la Mỹ trong nước bình quân trong tháng tăng 0,8%. Hiện nay giá bình quân Đô la Mỹ duy trì ở mức 23.343 đồng/USD tăng 233 đồng/USD so với cùng kỳ.

    5. Thương mại, dịch vụ:                                             

    Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh diễn ra ổn định, lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường dồi dào, các đơn vị phân phối lớn đã chủ động dự trữ hàng hóa thiết yếu và hàng hóa khác phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Giá cả thị trường được kiểm soát, mặc dù một vài mặt hàng có tăng hoặc giảm giá nhưng ở mức biến độ không lớn. Từ đầu năm đến nay giá xăng dầu nhiều lần tăng giảm hiện giá xăng dầu đang ở mức cao như: xăng RON 95-III hiện ở mức 32.370 đồng/lít; dầu DO 0,05S hiện ở mức 29.020 đồng/lít. Do giá xăng dầu tăng mạnh, làm cho giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng. Trong thời gian tới, nếu giá xăng dầu tiếp tục ở mức cao thời gian dài, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thị trường cung cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

    5.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ:

    Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng sáu tháng đầu năm 2022 đạt 38.147 tỷ đồng, đạt 53,7% kế hoạch, tăng 14,9% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 31.960 tỷ đồng, tăng 19,2%; lưu trú, ăn uống 2.448 tỷ đồng, giảm 15,5%; du lịch lữ hành 8 tỷ đồng, tăng 30,7%; dịch vụ tiêu dùng 3.731 tỷ đồng, tăng 7,4% so cùng kỳ. Nếu loại trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2022 dự kiến tăng 11,24% so cùng kỳ.

    5.2. Xuất nhập khẩu

    Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022 ước 2.073,9 triệu USD, đạt 61,9% kế hoạch, tăng 20,8% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước 4,1 triệu USD, tăng 10,7%; kinh tế ngoài nhà nước 367,8 triệu USD, tăng 41,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.702 triệu USD, tăng 17,2% so cùng kỳ.

    Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022 thực hiện 1.214 triệu USD, đạt 63,9% kế hoạch, tăng 20,9% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 76,5 triệu USD, tăng 48,5%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.137,5 triệu USD, tăng 19,4% so cùng kỳ.

    5.3. Vận tải kho bải

    Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 6 tháng đầu năm 2022 thực hiện 1.010,4 tỷ đồng, tăng 7,8% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 262,8 tỷ đồng, giảm 0,3% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa thực hiện 644,4 tỷ đồng, tăng 11,8% so cùng kỳ. Vận tải đường bộ thực hiện 471,2 tỷ đồng, tăng 0,4%; vận tải đường thủy thực hiện 435,9 tỷ đồng, tăng 17,6%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 103,3 tỷ đồng, tăng 6,5% so cùng kỳ.

    Vận chuyển hành khách 6 tháng đầu năm 2022 đạt 15.855 ngàn hành khách, tăng 5,5% và luân chuyển 264.029 ngàn hành khách.km, giảm 7,9% so cùng kỳ; trong đó: vận chuyển đường bộ 6.978 ngàn hành khách, giảm 3% và luân chuyển 251.917 ngàn hành khách.km, giảm 8,7% so cùng kỳ; vận chuyển đường thủy 8.877 ngàn hành khách, tăng 13,3% và luân chuyển 12.112 ngàn hành khách.km, tăng 11,8% so cùng kỳ.

    Vận tải hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022 đạt 6.185 ngàn tấn, tăng 13,7% và luân chuyển 797.554 ngàn tấn.km, tăng 15,7% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ thực hiện 1.455 ngàn tấn, tăng 6,9% và luân chuyển được 151.334 ngàn tấn.km, tăng 6,8% so cùng kỳ; vận tải đường thủy thực hiện 4.730 ngàn tấn, tăng 15,9% và luân chuyển 646.220 ngàn tấn.km, tăng 18% so cùng kỳ.

    5.4. Du Lịch

    Từ đầu năm 2022, Tiền Giang tập trung triển khai Kế hoạch 378/KH-UBND ban hành ngày 15-12-2021 về phục hồi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong điều kiện thích ứng an toàn Covid-19. Ngoài ra lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang và các sở ban ngành tiến hành khảo sát thực tế tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện chỉnh trang cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch. Ước tính 6 tháng đầu năm 2022, lượng khách du lịch đến tỉnh 287 ngàn lượt, đạt 31,9% kế hoạch, tăng 9% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 8 ngàn lượt, tăng 2,2 lần. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 2.455,6 tỷ đồng, giảm 15,4% so cùng kỳ; trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 99,7%.

    6. Tài chính - Ngân hàng:

    Thu ngân sách nhà nước: 6 tháng đầu năm 2022 thu được 10.896 tỷ đồng; trong đó:thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 4.941 tỷ đồng, đạt 55,9% dự toán và giảm 6,6% so cùng kỳ; thu nội địa 4.814 tỷ đồng, đạt 56,5% dự toán, giảm 6,3% so cùng kỳ. Được sự chỉ đạo xuyên suốt của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân trong việc tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp nên một số khoản thu ngân sách đạt được kết quả đáng khích lệ các khoản thu lớn đều đạt trên 50% dự toán năm

    Chi ngân sách nhà nước:  Tổng chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2022 là 6.943 tỷ đồng, đạt 56,5% kế hoạch và tăng tăng 13,2% so cùng kỳ; trong đó: chi đầu tư phát triển 2.012 tỷ đồng, đạt 51,1% dự toán, tăng 26,4%; chi hành chính sự nghiệp 3.642 tỷ đồng, đạt 48,4% dự toán và tăng 19,1% so cùng kỳ. Trong đó, tỉnh bố trí kinh phí phòng, chống dịch Covid-19 cho các đơn vị tuyến tỉnh là 60 tỷ đồng; bổ sung kinh phí tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2022 cho các huyện, thành, thị khoảng 11 tỷ đồng; kinh phí hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 năm 2022 khoảng 287 tỷ đồng.

    Ngân hàng: Đến cuối tháng 5/2022, vốn huy động đạt 84.761 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cuối năm 2021. Tổng dư nợ toàn tỉnh đạt 78.726 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cuối năm 2021. Ước tính đến cuối tháng 6/2022 vốn huy động đạt 84.926 tỷ đồng, tăng 5.437 tỷ, tăng 6,8%; tổng dư nợ 78.894 tỷ đồng, tăng 7.002 tỷ đồng, tăng 9,7% so với cuối năm 2021.

    7. Đầu tư và Xây dựng:

    Vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện 16.278 tỷ đồng, đạt 38,9% kế hoạch, tăng 3% so cùng kỳ; trong đó: vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 11.779 tỷ đồng, tăng 6,9%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.366 tỷ đồng, giảm 13,3%, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 1.960 tỷ đồng, tăng 13,1% so cùng kỳ.

    Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2022 được 1.604,5 tỷ đồng, đạt 41,4% kế hoạch, tăng 12,6% so cùng kỳ; gồm có: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 1.227,4 tỷ đồng, tăng 13%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 293,6 tỷ đồng, tăng 10,9%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 83,5 tỷ đồng, giảm 12,7% so cùng kỳ.

    8. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp:

    Trong 6 tháng năm 2022, tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp như: tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh.

    Theo số liệu báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng số doanh nghiệp thành lập mới, ước thực hiện sáu tháng đầu năm 2022 là 498 doanh nghiệp, đạt 74% kế hoạch và tăng 43% so cùng kỳ; tổng vốn đăng ký 3.500 tỷ đồng, tăng 37,9% so cùng kỳ; Vốn đăng ký bình quân là 7 tỷ đồng/doanh nghiệp. Có 350 đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động (36 chi nhánh, 13 văn phòng đại diện, 301 địa điểm kinh doanh); hoàn tất thủ tục giải thể 48 doanh nghiệp. Ước thực hiện đến cuối tháng 6/2022, toàn tỉnh có khoảng 6.430 doanh nghiệp hoạt động

    Tổng số hộ kinh doanh đăng ký thành lập mới là 3.800 hộ, tăng 74% so cùng kỳ. Ước thực hiện đến cuối tháng 6/2022, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh có khoảng 65.400 hộ kinh doanh.

    III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

    1. Lao động, giải quyết việc làm:  

    Trong 6 tháng đầu năm 2022 tư vấn, giới thiệu việc làm cho 14.601 lượt lao động, nữ là 9.761 lượt lao động (chiếm 66,9%), giảm 3% so với cùng kỳ; trong đó 441 lượt lao động được tư vấn nghề (chiếm 40,4%), 1.358 lượt lao động được tư vấn việc làm (chiếm 56,2%), 12.414 lượt lao động thất nghiệp được tư vấn việc làm (chiếm 69,4%), 388 lượt lao động được tư vấn pháp luật lao động và tư vấn khác (chiếm 54,1%); giới thiệu việc làm cho 1.157 lượt lao động (chiếm 67,7%), giảm 21,8% so với cùng kỳ; giới thiệu cho 353 lao động có được việc làm ổn định, giảm 21,9% so cùng kỳ.

    Lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: tư vấn cho 534 lượt lao động, tăng 12,2% so với cùng kỳ; 10 lao động đăng ký tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, giảm 47,4% so với cùng kỳ; 183 lao động xuất cảnh chính thức: Nhật Bản 168 người, Hàn Quốc 01 người, Đài Loan 12 người và thị trường khác 02 người), tăng 33,6% so cùng kỳ.

    Lao động nghỉ việc, thất nghiệp tiếp nhận 13.833 người lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 50% so với cùng kỳ; 12.646 người lao động được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 47,5% so với cùng kỳ, với tổng số tiền chi trả 237,5 tỷ đồng; 43.510 lượt lao động thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm và có 05 người lao động thất nghiệp đăng ký học nghề, tăng 6,8% so cùng kỳ.

    2. Đời sống dân cư và an sinh xã hội:

    Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổ chức thăm, tặng quà, trợ cấp cho người có công, người cao tuổi, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lực lượng y tế tham gia phòng, chống dịch Covid-19 và các đơn vị tập trung trong dịp Tết Nhâm Dần năm 2022, trong đó: Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công với cách mạng, số lượng 38.194 người, số tiền trên 11,6 tỷ đồng; Trợ cấp của tỉnh là 27,1 tỷ đồng, với số lượng 69.460 người; 15 Đoàn Ban Thường vụ Tỉnh ủy thăm 80 hộ gia đình chính sách tiêu biểu và 54 đơn vị tập trung, kết hợp với thăm người cao tuổi và trao quà cho hộ nghèo, với số tiền 0,7 tỷ đồng. Ngoài ra, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy còn kết hợp thăm tặng quà lực lượng y tế làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 ở cấp xã, huyện với số tiền trên 1 tỷ đồng.

    3. Hoạt động y tế:

    Trong 6 tháng đầu năm 2022 có 10/44 bệnh truyền nhiễm được ghi nhận. So với cùng kỳ: 03 bệnh tăng (Bệnh liên cầu lợn ở người, Viên gan vi rút khác, bệnh covid-19); 13 bệnh giảm (lao phổi, quai bị, Rulella, sởi, Sốt xuất huyết, tay chân miệng, thương hàn, thủy đậu, tiêu chảy, uốn ván khác, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, viêm não vi rút khác); 28 bệnh tương đương và không xảy ra ca mắc. Tử vong do bệnh truyền nhiễm 687 trường hợp (Covid-19: 685; sốt xuất huyết: 02,Thị xã Cai Lậy 01, huyện Cái Bè 01 trường hợp); Phòng chống bệnh Sốt xuất huyết trong 6 tháng ghi nhận 909 ca mắc sốt xuất huyết Dengue, giảm 28,6% so với cùng kỳ, tử vong 02 trường hợp; Phòng chống HIV/AIDS tính đến nay toàn tỉnh có 6.215 người nhiễm HIV; 1.819 người chuyển sang AIDS; 1.247 người tử vong do AIDS; Tổng số lần khám bệnh là 1.622.593 lượt, giảm 32,1%; Tổng số lượt người điều trị nội trú là 70.995 lượt người, giảm 33,8%; Công suất sử dụng giường bệnh bình quân trong 6 tháng đạt 52,3%.

    4. Trật tự an toàn giao thông: (Theo báo cáo của ngành Công an).

    Giao thông đường bộ: Tổng số vụ từ đầu năm đến nay 200 vụ, làm chết 143 người và bị thương 90 người. Thiệt hại tài sản ước tính trị giá trên 2,7 tỷ đồng.

    Giao thông đường thủy: Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 02 vụ giảm 01 vụ so cùng kỳ, chết 02 người tăng 02 vụ so cùng kỳ, không phát sinh về người bị thương.

    5. Tình hình cháy nổ, môi trường:

    Cháy nổ, 6 tháng đầu năm 2022, ghi nhận 08 vụ cháy, giảm 12 vụ so cùng kỳ, thiệt hại tài sản 3,5 tỷ đồng.

    Về lĩnh vực môi trường, 6 tháng cơ quan chức năng đã xử lý 12 vụ vi phạm môi trường, giảm 03 vụ so cùng kỳ năm trước.

    IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2022

    Để đảm bảo thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo kế hoạch năm 2022 đã đề ra từ đầu năm, trong 6 tháng cuối năm 2022 cần có sự nỗ lực, quyết liệt hơn nữa của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong lãnh và chỉ đạo, các ngành, các cấp, địa phương chủ động đề ra các giải pháp, vượt qua khó khăn, thách thức, khai thác tốt những cơ hội để phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện như sau:

     Một là, tiếp tục thực hiện hiệu quả nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch covid-19” triển khai đồng bộ, quyết liệt hiệu quả các nhiệm vụ trong nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022-2023; đặc biệt giải ngân hết 100% số vốn đầu tư công được giao tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

    Hai là, kiểm soát giá cả thị trường bảo đảm nguồn cung, lưu thông hàng hóa. Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá các mặt hàng thiết yếu nhất là mặt hàng xăng dầu, xây dựng các phương án điều tiết nguồn cung, hạn chế lược tăng giá đột biến nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến lạm phát và đờ sống nhân dân

    Ba là, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trên địa bàn; kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện, nhằm đảm bảo tiến độ và hiệu quả theo kế hoạch đề ra. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, gắn trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan trong việc bảo đảm tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022. Tiếp tục phối hợp nhà đầu tư xử lý những khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh các giải pháp bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

     Bốn là, tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư, doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, tổ chức Ngày hội khởi nghiệp tỉnh, xây dựng Đề án hỗ trợ khởi nghiệp của tỉnh; phát triển hộ kinh doanh hoạt động theo hình thức doanh nghiệp....

     Năm là, Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ....; tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch hành động số 262/KH-UBND ngày 27/8/2021 thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 26/7/2021 của Tỉnh ủy về lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 như tập trung cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách hành chính, thúc đẩy khởi nghiệp, chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp,...

Số liệu ước tháng 6 năm 2022

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 31)
Trang:1 - 2 - 3 - 4Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 30
Truy cập: 1.937.151
Truy cập tháng: 50.828
User IP: 18.207.126.53

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn