Số 21 đường 30/4 - phường 1 - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang               Hotline: 0273 3872 582               Email: tiengiang@gso.gov.vn

"CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT"

 

 

Tổng Cục Thống kê

Cổng Thông tin điện tử

tỉnh Tiền Giang

                                                                                     - Hướng dẫn Đăng ký tài khoản (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn tra cứu thông tin (Xem Clip)

                                                                                  - Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh (Xem Clip)

                                                                                     - Hướng dẫn đăng ký khai sinh (Xem Clip)

Thăm Dò Ý Kiến
Thông tin bạn quan tâm nhất trên trang web này





Năm 2023
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang 9 tháng đầu năm 2023
Thứ sáu, Ngày 29 Tháng 9 Năm 2023

    Tình hình kinh tế - chính trị thế giới và khu vực 9 tháng đầu năm 2023 vẫn còn đối mặt với những khó khăn, thách thức, xung đột Nga - Ucraina kéo dài, lạm phát toàn cầu đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, bất ổn về an ninh năng lượng và lương thực. Chính sách thắt chặt tiền tệ của các nước ảnh hưởng rõ nét đến sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng; nhu cầu tiêu dùng của thế giới tiếp tục suy giảm, doanh nghiệp thiếu đơn hàng để sản xuất,…Nhưng với sự chỉ đạo tập trung của Tỉnh uỷ, sự điều hành quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời và đồng bộ các chủ trương, chính sách, các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ngay từ đầu năm, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang 9 tháng đầu năm 2023 có nhiều chuyển biến tích cực, các khu vực kinh tế tăng so cùng kỳ. Kết quả hoạt động của các ngành, lĩnh vực 9 tháng đầu năm 2023 như sau:

    I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ

    1. Tài chính - Ngân hàng:

    a. Tài chính:

    Thu ngân sách nhà nước: 9 tháng đầu năm 2023 ước thu được 16.399 tỷ đồng; trong đó: thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 7.370 tỷ đồng, đạt 71,6% dự toán, giảm 5,2% so cùng kỳ; thu nội địa 7.135 tỷ đồng, đạt 72,2% dự toán, giảm 4,5% so cùng kỳ. Các khoản thu chủ yếu như sau:

    + Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.145 tỷ đồng, đạt 66% dự toán, giảm 6,73% so cùng kỳ.

    + Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 1.459 tỷ đồng, đạt 81% dự toán, tăng 15,4% so cùng kỳ.

    + Thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh 834 tỷ đồng đạt 72,5% dự toán, tăng 5% so cùng kỳ.

    Chi ngân sách nhà nước: Tổng chi ngân sách 9 tháng đầu năm 2023 là 11.213 tỷ đồng đạt 79,5% dự toán, tăng 11,9% so cùng kỳ, trong đó: chi đầu tư phát triển 4.244 tỷ đồng, đạt 80,2% dự toán, tăng 15,2%; chi hành chính sự nghiệp 5.231 tỷ đồng, đạt 67,7% dự toán và tăng 3,5% so cùng kỳ.

    b. Ngân hàng:

    Đến cuối tháng 8/2023, vốn huy động đạt 93.505 tỷ, tăng 5.768 tỷ đồng, tăng 6,57% so với cuối năm 2022; tổng dư nợ cho vay thực hiện là 91.846 tỷ đồng, tăng 5.825 tỷ, tăng 6,77% so với cuối năm 2022. Các tổ chức tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho 940.962 lượt khách hàng vay vốn với doanh số cho vay lũy kế từ đầu năm đạt 118.359 tỷ đồng. Ước tính đến cuối tháng 9/2023, nguồn vốn huy động đạt 93.633, tăng 5.896 tỷ, tăng 6,72% so với cuối năm 2022; tổng dư nợ đạt 92.025 tỷ, tăng 6.044 tỷ, tăng 6,98% so với cuối năm 2022.

    Nợ xấu: đến cuối tháng 8/2023 là 1.658,8 tỷ đồng, tỷ lệ 1,81%, tăng 1,12% so với cuối năm 2022. Ước đến cuối tháng 9/2023, nợ xấu là 1.701tỷ, tăng 1.018 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 1,85%, tăng 1,16% so với cuối năm 2022.

    Quỹ tín dụng nhân dân: đến cuối 8/2023, tổng nguồn vốn huy động 1.430 tỷ đồng, tăng 48 tỷ, tỷ lệ tăng 3,48% so với cuối năm 2022, trong đó vốn huy động tăng 3,19%, chiếm tỷ trọng 86% trong tổng nguồn vốn hoạt động. Dư nợ cho vay đạt 1.066 tỷ đồng, tăng 27,7 tỷ, tỷ lệ tăng 2,67%, đáp ứng nhu cầu vay vốn cho 5.978 lượt thành viên vay vốn từ đầu năm đến nay. Nợ xấu là 4,57 tỷ đồng, giảm 2,4 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,43%, giảm 0,25% so với cuối năm 2022.

    2. Giá cả, lạm phát:

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2023 tăng 1,07% so tháng 8/2023 (thành thị tăng 0,86%, nông thôn tăng 1,12%); so cùng kỳ tăng 3,57%.

    So với tháng 8/2023, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 10 nhóm tăng: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,79% (lương thực tăng 8,13%, thực phẩm tăng 1,04%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,2%); đồ uống và thuốc lá tăng 0,53%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,4%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,09%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; giao thông tăng 1,68%; bưu chính viễn thông tăng 0,01%; giáo dục tăng 0,91% và nhóm hàng hóa dịch vụ khác tăng 0,23%. Riêng nhóm Văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,26%.

    Một số mặt hàng có chỉ số giá tăng so với tháng trước:

    - Giá nhiên liệu trong tháng tăng 3,38%, do giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng theo giá thế giới vào các ngày: ngày 05/9/2023, 11/9/2023 và ngày 21/9/2023, làm (CPI) chung trong tháng 9/2023 tăng 0,15 điểm phần trăm. Cùng với đó, giá gas trong nước tháng này tăng 9,94%, so với tháng 8/2023, tương ứng tăng 33.000 đồng/bình 12kg vào ngày 01/9/2023.

    - Giá gạo tại địa phương tăng 9,86%, do lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, Thái Lan và xung đột chính trị giữa Nga - Ucraina đã khiến thị trường gạo toàn cầu tăng lên.

    - Giá thực phẩm tăng 1,04%, trong đó: thịt lợn tăng 2,08%; thịt bò tăng 1,06%; thịt gà tăng 2,4%; giá rau xanh, khô và chế biến tăng 1,89%; giá quả tươi và chế biến tăng 3,48%; là do sức mua tăng lên trong 04 ngày nghỉ lễ Quốc Khánh 02/9 vừa qua; mặc khác do tác động tăng của giá xăng dầu.

    - Giá đồ dùng trong học tập và văn phòng phẩm tăng 6,24% do các điểm trường đồng loạt bước vào năm học mới (2023-2024) nhu cầu đồ dùng trong học tập tăng.

    Bên cạnh đó, một số mặt hàng có chỉ số giá giảm:

    - Giá trứng các loại giảm 6,34%, chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ trứng của các cơ sở chế biến bánh Trung Thu giảm, tác động đến giá trứng giảm theo.

    - Giá tuor du lịch trọn gói giảm 2,67% do tháng 9/2023 là thời điểm bước vào năm học mới nên nhu cầu tham quan du lịch của học sinh, sinh viên giảm,... giảm theo.

    Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2023 so cùng kỳ tăng 2,21%; một số nhóm hàng có giá tăng trong 9 tháng năm 2023 so cùng kỳ như: nhóm Giáo dục tăng 7,84%, trong đó dịch vụ giáo dục tăng 8,28%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 5,46%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống 3,72%; nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 2,82%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,96%;…

    Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 9/2023 tăng 0,56% so tháng trước, giá bình quân tháng 09/2023 là 5.722 ngàn đồng/chỉ, tăng 527 ngàn đồng/chỉ so cùng kỳ.

    Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 09/2023 tăng 1,54% so tháng trước, giá bình quân 24.286 đồng/USD, tăng 621 đồng/USD so cùng kỳ.

    3. Đầu tư và Xây dựng:

    Vốn đầu tư toàn xã hội quý III/2023, ước thực hiện được 11.754 tỷ đồng, tăng 10,6% so cùng kỳ; trong đó: vốn đầu tư ngoài nhà nước 7.264 tỷ đồng, chiếm 61,8%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.186 tỷ đồng, chiếm 10,1%; vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 3.305 tỷ đồng, chiếm 28,1%.

    Chín tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện 30.270 tỷ đồng, đạt 66% kế hoạch, tăng 12% so cùng kỳ; trong đó: vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 18.073 tỷ đồng, tăng 22,2%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 3.505 tỷ đồng, giảm 17,6%, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 8.692 tỷ đồng, tăng 17,9% so cùng kỳ.

    Chín tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý là 4.224 tỷ đồng, đạt 69,4% kế hoạch, tăng 25,8% so cùng kỳ; gồm có: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 3.513 tỷ đồng, tăng 34,4%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 422 tỷ đồng, giảm 18,1%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 289 tỷ đồng, tăng 26,1% so cùng kỳ.

 

Hình 1. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý - 9 tháng năm 2023

    Giá trị sản xuất ngành xây dựng (giá so sánh 2010), chín tháng đầu năm 2023 thực hiện 9.205 tỷ đồng, tăng 12,5% so cùng kỳ. Theo giá hiện hành, giá trị sản xuất ngành xây dựng 9 tháng đầu năm 2023 thực hiện 15.254 tỷ đồng, tăng 13,24% so cùng kỳ. Các ngành các cấp tiếp tục triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang. Hiện nay các địa phương đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ vướng mắc, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

    4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp:

    Theo số liệu báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư: tổng số doanh nghiệp thành lập mới, ước thực hiện chín tháng đầu năm 2023 là 645 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký là 4.105,6 tỷ đồng; đạt 77,7% kế hoạch năm 2023 về số lượng doanh nghiệp; giảm 7,9% so cùng kỳ, do năm 2022 số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng đột biến sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát; có 607 đơn vị trực thuộc đăng ký mới (gồm: 159 chi nhánh, 17 văn phòng đại diện, 431 địa điểm kinh doanh). Về số doanh nghiệp tái gia nhập thị trường có nhiều tích cực: trong 9 tháng đầu năm 2023 ước tính có 321 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 15% so cùng kỳ 2022. Về doanh nghiệp giải thể, ước đến cuối tháng 9/2023 có 98 doanh nghiệp hoàn tất giải thể, giảm 5,8% so cùng kỳ 2022. Tính đến cuối tháng 9/2023, toàn tỉnh có khoảng 5.989 doanh nghiệp hoạt động.

    5. Sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản:

    a. Nông nghiệp

   * Trồng trọt: cây lương thực có hạt trong 9 tháng năm 2023, gieo trồng 130.753 ha, đạt 99,6% kế hoạch, giảm 4,6% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 733.637 tấn, đạt 92,1% kế hoạch, giảm 5,4%; trong đó: cây lúa gieo sạ 128.654 ha, giảm 4,6%, thu hoạch 116.510 ha, giảm 4,1%, sản lượng thu hoạch đạt 726.671 tấn, giảm 5,3%.

 

Hình 2. Cây lương thực có hạt tính đến 15/9/2023

    - Cây lúa:

    + Vụ Đông Xuân 2022 - 2023: chính thức xuống giống 48.202 ha, giảm 2% so cùng kỳ, tương đương giảm 990 ha; thu hoạch 100% diện tích với năng suất thu hoạch bình quân đạt 69,8 tạ/ha, giảm 2%, tương đương giảm 1,4 tạ/ha; sản lượng thu hoạch 336.317 tấn, giảm 4% do diện tích gieo trồng và năng suất bình quân đều giảm 2%. Diện tích gieo trồng giảm do chuyển đổi đất trồng lúa sang: 110 ha đất phi nông nghiệp (xây dựng, cơ sở hạ tầng,..), 348,1 ha đất cây lâu năm, 539,3 ha đất trồng cây hàng năm khác và 2,5 ha đất nuôi trồng thủy sản. Diện tích giảm ở các huyện: thị xã Gò Công giảm 150 ha, thị xã Cai Lậy giảm 91,8 ha, Tân Phước giảm 108,8 ha, Cái Bè giảm 303 ha, Châu Thành giảm 15,7 ha, Chợ Gạo giảm 37,3 ha, Gò Công Tây giảm 213,3 ha, Gò Công Đông giảm 80 ha.

    + Vụ Hè Thu: diện tích gieo trồng chính thức 68.308 ha (vụ Xuân Hè 22.878 ha và Hè Thu 45.430 ha), đạt 100,4% kế hoạch, giảm 5,5% so cùng kỳ, tương đương giảm 3.950 ha; thu hoạch 100% diện tích với năng suất thu hoạch bình quân đạt 57,1 tạ/ha, giảm 1%, tương đương giảm 0,6 tạ/ha; sản lượng 390.354 tấn, giảm 6,5% do diện tích gieo trồng giảm 5,5% và năng suất bình quân giảm 1%. Diện tích gieo trồng giảm do chuyển đổi đất trồng lúa sang: 2.996 ha đất cây lâu năm, 545 ha đất trồng cây hàng năm khác, 196 ha cắt vụ, 143 ha đất phi nông nghiệp (xây dựng, cơ sở hạ tầng,..) và 76 ha đất nuôi trồng thủy sản. Giảm ở các huyện: TX Gò Công 164 ha, TX Cai Lậy 320 ha, Tân Phước 75 ha, Cái Bè 2.180 ha, Cai Lậy 820 ha, Châu Thành 136 ha, Chợ Gạo 34 ha, Gò Công Tây 227 ha.

    + Vụ Thu Đông: diện tích gieo trồng ước đạt 12.144 ha, đạt 90,1% kế hoạch; giảm 9,3% so cùng kỳ, gieo trồng ở các huyện như sau: TX Gò Công 1.650 ha, Tân Phước 1.167 ha, Châu Thành 741 ha, Chợ Gạo 144 ha, Gò Công Tây 7.838 ha, Gò Công Đông 550 ha và Tân Phú Đông 54 ha.

    - Cây ngô: diện tích trồng trong tháng đạt 88 ha. Nâng tổng diện tích gieo trồng trong 9 tháng năm 2023 đạt 2.099 ha, giảm 5,9% so cùng kỳ; thu hoạch 1.930 ha, giảm 13,1% với sản lượng 6.966 tấn, giảm 13% do diện tích gieo trồng giảm. Diện tích giảm dần qua từng năm do quá trình đô thị hóa và chuyển sang trồng cây lâu năm.

    Cây rau, đậu các loại: 9 tháng năm 2023 gieo trồng 50.613 ha, đạt 87,4% kế hoạch, giảm 2,4% so cùng kỳ; thu hoạch 45.848 ha, giảm 0,4% với sản lượng 964.817 tấn, tăng 0,3%. Trong đó, diện tích gieo trồng rau các loại đạt 50.366 ha, giảm 2,5%; thu hoạch 45.608 ha, giảm 0,4%; sản lượng 964.098 tấn, tăng 0,3%. Một số diện tích đất màu ven khu công nghiệp chuyển sang loại hình kinh doanh nhà trọ, hàng quán và dịch vụ ăn uống, công trình công cộng và chuyển sang cây trồng khác làm cho diện tích gieo trồng rau màu giảm.

    Cây lâu năm: tổng diện tích trồng cây lâu năm đến tháng 9 năm 2023 đạt 109.110 ha, đạt 104,3% kế hoạch, tăng 3,6% so cùng kỳ; trong đó diện tích cây ăn quả là 86.089 ha, tăng 3,4%, diện tích tăng tập trung chủ yếu ở các loại cây như: dứa/khóm, sầu riêng, mít, ổi và cây dừa. Sản lượng thu hoạch 9 tháng năm 2023 đạt 1.574.890 tấn, đạt 78,8% kế hoạch, tăng 10% so cùng kỳ; sản lượng cây ăn quả đạt 1.320.049 tấn, tăng 8,5%.

   Chăn nuôi: thời điểm 01/9/2023 tổng đàn gian súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò hiện có 122,8 nghìn con, giảm 0,2% so cùng kỳ; đàn lợn có 293 nghìn con, tăng 3%; đàn gia cầm có 16,2 triệu con, giảm 3,6%. Đàn bò giảm nhẹ; đàn lợn có xu hướng tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng và dịch bệnh được kiểm soát tốt; đàn gia cầm giảm do chi phí chăn nuôi cao dẫn đến việc giảm đàn và ngừng chăn nuôi ở một số hộ chăn nuôi.

    Tình hình dịch bệnh:Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi như sau:

    Gia cầm: ghi nhận 10 hộ mắc bệnh cúm gia cầm với tổng số gia cầm bệnh là 12.463 con trên tổng đàn 16.900 con tại 04 xã/04 huyện (Cai Lậy: 01 xã; Gò Công Tây: 01 xã; Châu Thành: 01 xã; Gò Công Đông: 01 xã). Số gia cầm được tiêu hủy là 16.900 con.

    Gia súc:

    Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: từ ngày 14/12/2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 07 hộ có lợn mắc bệnh với tổng số lợn bệnh là 179 trên tổng đàn 270 con tại 06 xã/05 huyện (Cai Lậy: 01 xã; Tân Phước: 01 xã; Gò Công Tây: 02 xã; Gò Công Đông: 01 xã; Cái Bè: 01 xã). Số lợn được tiêu hủy dưới sự giám sát của chính quyền địa phương là 215 con với trọng lượng 7.300 kg.

    Đối với bệnh viêm da nổi cục: từ ngày 14/12/2022 đến nay, ghi nhận bò bệnh viêm da nổi cục tại 07 huyện/14 xã/15 ấp/17 hộ với 22 con bò bệnh/tổng đàn 74 con; đã tiêu hủy 04 con bò với khối lượng 746 kg.

 

Hình 3. Chăn nuôi tại thời điểm 01/9/2023

    b. Lâm nghiệp:

    Tổng diện tích rừng hiện có là 1.740,5 ha (không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng), trong đó rừng phòng hộ 1.381,8 ha (huyện Gò Công Đông: 429,6 ha; huyện Tân Phú Đông: 896,9 ha và huyện Tân Phước: 55,3 ha); rừng sản xuất: 358,7 ha.

    Trong tháng 9/2023 toàn tỉnh thực hiện trồng mới được 100 ngàn cây phân tán, tổng số cây trồng đạt 553,2 ngàn cây các loại, tăng 8,4% so cùng kỳ.

    Khai thác gỗ: trong 9 tháng năm 2023, sản lượng khai thác gỗ đạt 24.236 m3, giảm 5,7% so cùng kỳ, các loại gỗ được khai thác chủ yếu từ các loại cây như: bạch đàn cao sản, dầu gió, tràm lanh.

    Khai thác củi: trong 9 tháng năm 2023, sản lượng khai thác củi đạt 88.839 ste củi các loại, giảm 14,2% so cùng kỳ.

    c. Thủy hải sản:

    Diện tích nuôi thủy sản trong tháng 9 năm 2023 đạt 361 ha. Tính chung 9 tháng năm 2023 đạt 15.339 ha, tăng 4,6% so cùng kỳ bao gồm: diện tích nuôi tôm đạt 8.022 ha, tăng 9,2%, diện tích nuôi cá đạt 4.297 ha, tăng 0,1%; diện tích nuôi thủy sản khác đạt 3.020 ha tương đương so với cùng kỳ.

    Sản lượng thủy sản thu hoạch trong tháng 9 năm 2023 đạt 32.365 tấn. Tính chung 9 tháng năm 2023 đạt 209.931 tấn, bằng 84,7% so cùng kỳ và chủ yếu giảm sản lượng khai thác. Sản lượng thu hoạch từ nuôi 136.527 tấn, bằng 101,3% so cùng kỳ; sản lượng khai thác 73.404 tấn, bằng 64,8% so cùng kỳ.

    6. Sản xuất công nghiệp:

    Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9/2023 tăng 5,65% so cùng kỳ, nhưng so tháng trước giảm 3,13%, trong đó: Công nghiệp chế biến chế tạo tăng 4,97%; sản xuất thiết bị điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 11,38% và cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,32%.

    Chỉ số sản xuất công nghiệp quý III/2023 tăng 4,3% so cùng kỳ (cùng kỳ năm 2022 tăng 49,96%) ; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,8% (tập trung ở một số ngành chủ yếu sau: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 43,5%; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện tăng 42,76%; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 29,37%; Sản xuất đồ uống tăng 26,91%; Sản xuất kim loại tăng 10,64%...); Ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 10,04%; Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7%.

   Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2023 tăng 2,9% so cùng kỳ (cùng kỳ năm 2022 tăng 16,58%); trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,7% (tập trung ở một số ngành chủ yếu sau: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 59,36%; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện tăng 54,51%; Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 37,61%; Sản xuất kim loại tăng 19,71%...); ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 6,58%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,09%.

    Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 9/2023 tăng 0,15% so với tháng trước, trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 0,64%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 0,65%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,02%. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 9/2023 so với cùng kỳ tăng 1,35%, trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 12,9%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 37,65%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 4,88%. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 9 năm 2023 tăng 2,05%, trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 10,45%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 21,56%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 1,37%. Chia theo ngành công nghiệp: chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 9 năm 2023 tăng 2,05%, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,95%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 0,61%; cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải tăng 17,23%.

 

Hình 4. Chỉ số sản xuất công nghiệp

    Sản phẩm sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023: có 23/41 sản phẩm tăng so cùng kỳ: Các bộ phận của bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động khác tăng 119,7%; Thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng bột/cốm tăng 96,4%; Giấy vệ sinh tăng 59,4%; Các sản phẩm bằng vật liệu tết bện khác tăng 54,5%; Máy gặt đập liên hợp tăng 50%; Ống và ống dẫn bằng đồng tăng 19,5%; Thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên tăng 17%; Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người tăng 13,5%; Phân vi sinh tăng 12,6%; Giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài tăng 11,4%; Điện thương phẩm tăng 6,6%; Bia đóng chai tăng 5,8%; Giày, dép thể thao có đế ngoài và mũ giày bằng cao su và plastic tăng 3,8%; Nước uống được tăng 1,1%; Dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế tăng 0,7%; …Có 18/41 sản phẩm giảm so cùng kỳ: Cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục giảm 72%; Thuốc diệt cỏ, thuốc chống nảy mầm và thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng giảm 35%; Bóng thể thao khác giảm 30,8%; Áo khoác dài, áo khoác không tay, áo khoác có mũ, áo gió cho người lớn dệt kim hoặc đan móc giảm 27,4%; Dây thép không gỉ giảm 24,8%; Màn bằng vải khác giảm 22,7%; Túi xách giảm 18,5%; Máy chế biến thịt gia súc hoặc gia cầm giảm 10%; Cấu kiện làm sẵn cho xây dựng hoặc kỹ thuật dân dụng, bằng xi măng, bê tông hoặc đá nhân tạo giảm 9%; Phi lê đông lạnh giảm 8,3%; Thức ăn cho thủy sản giảm 8,3%; Dịch vụ tiện các bộ phận kim loại giảm 6,2%; Bia đóng lon giảm 2,7%;…

    * Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:

    - Chỉ số tiêu thụ tháng 9/2023 so với tháng trước giảm 1,84% và giảm 0,29% so cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 9 năm 2023 giảm 7,55%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 11,57%, trong đó sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản giảm 11,6%; sản xuất đồ uống giảm 3,36%, trong đó sản xuất bia giảm 3,36%; sản xuất trang phục giảm 55,36%; sản xuất da giảm 17,09%, trong đó sản xuất giày dép giảm 12,57%; sản xuất sản phẩm cao su và plastic giảm 8,39%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 52,38%; sản xuất thiết bị điện giảm 54,99%, trong đó sản xuất dây cáp, dây điện…giảm 71,67%…Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: dệt tăng 4,18%, trong đó sản xuất sợi tăng 12,31%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 54,94%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 75,31%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 70,52%; sản xuất kim loại tăng 13,4%;…

    - Chỉ số tồn kho tháng 9 năm 2023 tăng 9,68% so với tháng trước và tăng 72,86% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ là: sản xuất chế biến thực phẩm bằng gấp 2,5 lần, trong đó sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản bằng gấp 2,2 lần; sản xuất da tăng 26,38%, trong đó sản xuất giày dép tăng 19,39%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 12,73%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 53,06%; sản xuất kim loại tăng 77,26%; chế biến, chế tạo khác tăng 48,74%, trong đó sản xuất đồ chơi, trò chơi tăng 48,74%;... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ là: dệt giảm 12,59%, trong đó sản xuất hàng may sẳn giảm 51,64%; sản xuất trang phục giảm 16,46%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẳn giảm 48,43%; sản xuất thiết bị điện giảm 59,34%, trong đó sản xuất mô tơ điện giảm 60,32%;…

    7. Thương mại, dịch vụ:

    a. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:

    Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng quý III/2023 thực hiện 20.904 tỷ đồng, tăng 10,4% so cùng kỳ. Hoạt động mua bán trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn ra ổn định trùng với các dịp Lễ Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9, nắm bắt nhu cầu, sức mua của người tiêu dùng thường tăng mạnh vào các dịp lễ, nhiều hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại đã chạy đua tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá lớn nhằm tăng doanh số bán hàng cũng như phục vụ người tiêu dùng trong đợt nghỉ dài ngày.

    Chín tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 61.222 tỷ đồng, đạt 74,7% kế hoạch, tăng 12,9% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 47.594 tỷ đồng, tăng 12,1%; lưu trú, ăn uống 5.274 tỷ đồng, tăng 20,8%; du lịch lữ hành 94 tỷ đồng, tăng 63,8%; dịch vụ tiêu dùng khác 8.261 tỷ đồng, tăng 12,3% so cùng kỳ.

Hình 5. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

 

    b. Xuất - Nhập khẩu:

    * Xut khu:

    Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2023 ước 3.714 triệu USD, đạt 95,2% kế hoạch, tăng 23,7% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế nhà nước 24 triệu USD, tăng gấp 4 lần; kinh tế ngoài nhà nước 873 triệu USD, tăng 59,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 2.817 triệu USD, tăng 15% so cùng kỳ. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2023 như sau:

    - Thủy sản: ước 9 tháng 2023 xuất 130.337 tấn, tăng 57,3% so cùng kỳ; với giá trị xuất 376 triệu USD, đạt 94% kế hoạch, tăng 32,4% so cùng kỳ.

    - Gạo: ước 9 tháng 2023 xuất 139.581 tấn, tăng 84,4% so cùng kỳ; với giá trị 82,3 triệu USD, đạt 164,6% kế hoạch, tăng 120,1% so cùng kỳ.

    - Hàng dệt, may: ước 9 tháng 2023 xuất 47.808 ngàn sản phẩm, giảm 24,3%; trị giá xuất 495 triệu USD, đạt 79,8% kế hoạch, tăng 23,3% so cùng kỳ.

    - Kim loại thường và sản phẩm (kể cả đồng): ước 9 tháng 2023 xuất 83.539 tấn, tăng 15,5%; trị giá xuất 814 triệu USD, tăng 8,1% so cùng kỳ.

    Ngoài ra, trị giá xuất khẩu một số mặt hàng trong 9 tháng đầu năm 2023 như: giày dép các loại 592 triệu USD, tăng 13,3%; sắt, thép 214 triệu USD, tăng 210,8%; túi xách, ví, vali, mũ và ô dù 160 triệu USD, giảm 17,4%... so cùng kỳ.

    * Nhp khu:

    Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2023 thực hiện 2.045 triệu USD, đạt 88,9 % kế hoạch, tăng 18,5% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 123 triệu USD, tăng 22,8%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.922 triệu USD, tăng 18,2% so cùng kỳ. Nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như kim loại thường khác 674 triệu USD, giảm 0,8%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 385 triệu USD, tăng 38,5%; sắt, thép các loại 275 triệu USD, tăng 199,7%; vải các loại 175 triệu USD, tăng 6,1%... so cùng kỳ.

    c. Vận tải:

    Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải quý III/2023 thực hiện 620 tỷ đồng, tăng 3,2% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 170 tỷ đồng, tăng 3,8% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa thực hiện 388 tỷ đồng, tăng 3,1% so cùng kỳ. Vận tải đường bộ thực hiện 261 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ; vận tải đường thủy thực hiện 297 tỷ đồng, tăng 6,4%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 62 tỷ đồng, tăng 1,7% so cùng kỳ. Chín tháng đầu năm 2023, doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện 1.813 tỷ đồng, tăng 12,3% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 480 tỷ đồng, tăng 13,9% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa thực hiện 1.147 tỷ đồng, tăng 11,7% so cùng kỳ. Vận tải đường bộ thực hiện 747 tỷ đồng, tăng 10,9%; vận tải đường thủy thực hiện 880 tỷ đồng, tăng 13,6%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 185 tỷ đồng, tăng 11,3% so cùng kỳ.

    Vận chuyển hành khách quý III/2023 đạt 4.174 ngàn hành khách, tăng 21,2% và luân chuyển 97.400 ngàn hành khách.km, tăng 7,4% so cùng kỳ; trong đó: vận chuyển đường bộ 1.427 ngàn hành khách, tăng 5,4% và luân chuyển 94.228 ngàn hành khách.km, tăng 7% so cùng kỳ; vận chuyển đường thủy 2.747 ngàn hành khách, tăng 31,4% và luân chuyển 3.172 ngàn hành khách.km, tăng 18,9% so cùng kỳ. Chín tháng đầu năm 2023, vận chuyển hành khách đạt 12.357 ngàn hành khách, tăng 14,9% và luân chuyển 279.947 ngàn hành khách.km, tăng 9,4% so cùng kỳ, Trong đó: vận chuyển đường bộ 4.136 ngàn hành khách, tăng 8,9% và luân chuyển 271.029 ngàn hành khách.km, tăng 9,2% so cùng kỳ; vận chuyển đường thủy 8.221 ngàn hành khách, tăng 18,1% và luân chuyển 8.918 ngàn hành khách.km, tăng 14,7% so cùng kỳ.

    Vận tải hàng hóa quý III/2023 đạt 3.827 ngàn tấn, tăng 12,6% và luân chuyển được 766.616 ngàn tấn.km, giảm 0,2% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ thực hiện 560 ngàn tấn,giảm 4,6% và luân chuyển được 137.280 ngàn tấn.km, tăng 10,3% so cùng kỳ; vận tải đường thủy thực hiện 3.267 ngàn tấn, tăng16,2% và luân chuyển được 629.336 ngàn tấn.km, giảm 2,3% so cùng kỳ. Chín tháng đầu năm 2023, vận tải hàng hóa đạt 11.077 ngàn tấn, tăng 12,8% và luân chuyển 2.172.412 ngàn tấn.km, tăng 12,9% so cùng kỳ; trong đó: vận tải đường bộ thực hiện 1.678 ngàn tấn, tăng 4,8% và luân chuyển được 377.878 ngàn tấn.km, tăng 9% so cùng kỳ; vận tải đường thủy thực hiện 9.399 ngàn tấn, tăng 14,3% và luân chuyển 1.794.534 ngàn tấn.km, tăng 13,7% so cùng kỳ.

    * Phương tiện giao thông: trong tháng đăng ký mới 3.543 chiếc mô tô xe máy, 346 chiếc ô tô, 14 chiếc xe đạp điện. Tổng số xe đang quản lý trên địa bàn tỉnh 1.474.401 chiếc, trong đó mô tô xe máy: 1.423.165 chiếc, 50.041 xe ô tô, 156 xe ba bánh, 461 xe đạp điện và 578 xe khác.

    d. Du lịch:

    Khách du lịch đến tỉnh trong quý III/2023 ước tính 273 lượt, tăng 5,5% so cùng kỳ. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 1.854 tỷ đồng; chủ yếu là doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống. Chín tháng đầu năm 2023, lượng khách du lịch đến tỉnh 848 ngàn lượt, đạt 67,8% kế hoạch, tăng 54% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 87 ngàn lượt, tăng 4,8 lần so cùng kỳ. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 5.367 tỷ đồng, tăng 21,4% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 98,3%.

    e. Bưu chính - Viễn thông:

    Doanh thu tháng 9 đạt 336 tỷ đồng, tăng 1,6% so tháng trước và tăng 2,3% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính 34 tỷ đồng, tăng 0,2% so tháng trước và tăng 19,6% so cùng kỳ; viễn thông 302 tỷ đồng, tăng 1,8% so tháng trước và tăng 0,7% so cùng kỳ. Cộng dồn 9 tháng doanh thu 2.951 tỷ đồng, tăng 3,6% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính 291 tỷ đồng, tăng 13,6% so cùng kỳ, doanh thu viễn thông 2.660 tỷ đồng, tăng 2,6% so cùng kỳ.

    Tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng ước tính đến cuối tháng 9 năm 2023 là 124.915 thuê bao, mật độ bình quân đạt 7,03 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Chín tháng đầu năm 2023 số thuê bao internet phát triển 60.243 thuê bao. Tổng số thuê bao internet trên mạng ước tính đến tháng 9 năm 2023 là 379.128 thuê bao, mật độ internet bình quân ước đạt 21,31 thuê bao/100 dân.

    II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

    1. Lao động, giải quyết việc làm:

    a. Tư vấn và giới thiệu việc làm:

    Trong 9 tháng năm 2023, thực hiện tư vấn nghề, việc làm, pháp luật lao động và tư vấn khác cho 121.727 lượt lao động, giảm 3,9% so cùng kỳ, đạt 109% kế hoạch năm. Trong đó: tư vấn nghề cho 1.055 lượt lao động; tư vấn việc làm cho 17.386 lượt lao động thất nghiệp; tư vấn pháp luật lao động và tư vấn khác cho 720 lượt lao động.

    Giới thiệu việc làm cho 2.536 lượt lao động, tăng 5,8% so cùng kỳ, trong đó có 959 lao động có được việc làm ổn định, tương đương so cùng kỳ.

    Tư vấn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho 1.063 lượt lao động, tăng 15,7% so cùng kỳ; có 37 lao động đăng ký tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tăng 94,7% so cùng kỳ; có 373 người xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài (qua các thị trường: Nhật Bản 319 người, Đài Loan 39 người, Hàn Quốc 04 người, Canada 06 người, Hoa Kỳ 01 người, Hungary 02 người, Hồng Kông - Trung Quốc 01 người, Ba Lan 01 người), đạt 124,3% kế hoạch năm, tăng 12% so cùng kỳ.

    Có 17.241 lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 2,7% so cùng kỳ; có 17.124 lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 5% so cùng kỳ với tổng số tiền chi trả 365,8 tỷ đồng, tăng 16,2% so cùng kỳ.

    b. Tình hình thiếu việc làm, thất nghiệp:

    Theo kết quả sơ bộ điều tra lao động việc làm quý III năm 2023, lao động thiếu việc làm chiếm tỷ lệ 6,3%, giảm 0,6 điểm phần trăm so quý trước và giảm 0,7 điểm phần trăm so cùng kỳ năm trước (từ 7% năm 2022 xuống 6,3% năm 2023). Trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị tăng 2,5 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 2,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước (từ 8,5% năm 2022 lên 11% năm 2023); khu vực nông thôn có tỷ lệ thiếu việc giảm 2,0 điểm phần trăm so quý trước và giảm 2,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước (từ 6,4% năm 2022 xuống 4,2% năm 2023). Tình trạng thiếu việc làm quý III năm 2023 chủ yếu ở khu vực thành thị, chiếm 54% trong số lao động thiếu việc làm của tỉnh.

    Lao động thất nghiệp quý III năm 2023 chiếm tỷ lệ 1,1%, giảm 0,6 điểm phần trăm so quý trước và giảm 0,3 điểm phần trăm so cùng kỳ năm trước (từ 1,4% năm 2022 xuống 1,1% năm 2023). Trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm 2,8 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước (từ 3,0% năm 2022 xuống 1,2% năm 2023); tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn tăng 0,4 điểm phần trăm so quý trước và tăng 0,2 điểm phần trăm so cùng kỳ năm trước (từ 0,8% năm 2022 lên 1,0% năm 2023). Tình trạng thất nghiệp quý III năm 2023 chủ yếu ở khu vực nông thôn; tỷ trọng thất nghiệp ở khu vực nông thôn chiếm 64,7% so với tổng số lao động thất nghiệp của toàn tỉnh và tỷ trọng số lao động thất nghiệp khu vực nông thôn trong quý III năm 2023 tăng 27,2 điểm phần trăm so cùng kỳ.

    Tính chung 9 tháng năm 2023, tỷ lệ lao động thiếu việc làm chiếm 6,8%, tăng 1,7 điểm phần trăm so cùng kỳ năm trước (từ 5,1% lên 6,8%); tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị tăng 1,6 điểm phần trăm (từ 8,2% lên 9,8%) và tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn tăng 1,6 điểm phần trăm (từ 3,9% lên 5,5%).Tình hình thất nghiệp của tỉnh 9 tháng năm 2023 chiếm tỷ lệ 1,5%, tăng 0,1 điểm phần trăm so cùng kỳ năm trước (từ 1,4% lên 1,5%); tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn tăng 0,1 điểm phần trăm (từ 0,8% lên 0,9%) và tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,9% tương đương so cùng kỳ; tỷ trọng thất nghiệp khu vực thành thị chiếm 58,3% so với tổng số lao động thất nghiệp của toàn tỉnh.

    c. Tình hình thôi việc, mất việc, nghỉ giãn việc:

    Tình hình thôi việc, mất việc, từ ngày 01/7/2023 đến ngày 15/9/2023 là 5.866 người. Chia theo trình độ: lao động phổ thông là 5.840 người (chiếm 99,6%), lao động có tay nghề là 26 người (chiếm 0,4%). Chia theo ngành: dệt may là 698 người (chiếm 11,9%); da giày là 2.217 người (chiếm 37,8%); ngành khác là 2.951 người (chiếm 50,3%).

    Về nghỉ giãn việc của các doanh nghiệp tại địa phương từ ngày 01/7/2023 đến ngày 15/9/2023 là 12.646 người. Chia theo trình độ: lao động phổ thông là 12.610 người (chiếm 99,7%), lao động có tay nghề là 36 người (chiếm 0,3%). Chia theo ngành: dệt may là 7.403 người (chiếm 58,6%); da giày là 4.392 người (chiếm 34,7%); ngành khác là 851 người (chiếm 6,7%).

    2. Đời sống dân cư và an sinh xã hội:

    Thực hiện Nghị quyết số 28/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công và thân nhân người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trong 9 tháng năm 2023, toàn tỉnh thực hiện xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công, thân nhân người có công với cách mạng đã hoàn thành310/365 căn (xây mới: 65/92 căn; sửa chữa: 245/273 căn), đạt 84,9% với tổng kinh phí là 13,7 tỷ đồng.

    3. Hoạt động giáo dục:

    Tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT vào các ngày 24, 25/02/2023 với tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 54 thí sinh. Tiền Giang có 18 thí sinh đoạt giải, tăng 09 giải so với năm học 2021-2022, ở 6 môn thi gồm: Toán (02 giải Ba, 01 giải Khuyến khích); Hóa học (01 giải Nhì, 01 giải Ba); Sinh học (01 giải Nhì, 02 giải Ba, 02 giải Khuyến khích); Ngữ văn (01 giải Khuyến khích); Lịch sử (03 giải Khuyến khích); Tiếng Anh (02 giải Ba, 02 giải Khuyến khích). Đứng hạng 4/13 các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, sau TP. Cần Thơ (25 giải), Đồng Tháp và An Giang (mỗi tỉnh 19 giải). Hạng 45/72 đơn vị đăng ký dự thi toàn quốc (tăng 10 bậc).

    Tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh THPT năm học 2022-2023 khóa ngày 03/03/2023 với 1.277 thí sinh dự thi. Kết quả: giải nhất 55 thí sinh; giải nhì 137 thí sinh; giải ba 160 thí sinh; 271 thí sinh. Các trường có nhiều học sinh đạt giải gồm: THPT Chuyên 147 giải, THPT Nguyễn Đình Chiểu 61 giải, THPT Trương Định 49 giải, THPT Chợ Gạo 47 giải, THPT Cái Bè 42 giải.

    Tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024 khóa ngày 05, 06/6/2023; chấm thi, phúc khảo và tổ chức xét tuyển. Tỷ lệ trên trung bình các bài thi: Ngữ văn (82,96%), Toán (77,20%), Tiếng Anh (62,04%). Điểm trung bình các môn thi: Ngữ văn (6,72), Toán(6,76), Tiếng Anh (5,93). Điểm chuẩn nguyện vọng 1 cao nhất: 43,50 (Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu). Điểm chuẩn nguyện vọng 1 thấp nhất: 13,00 (THPT Đoàn Trần Nghiệp, THPT Nguyễn Văn Thìn, THCS và THPT Tân Thới, THCS và THPT Phú Thạnh). Tổng số thí sinh trúng tuyển là 17.770/20.387 thí sinh dự thi (tỉ lệ 87,16%); Kết quả xét tuyển lớp 6 năm 2023-2024 tính đến ngày 03/8/2023 là 31.102 học sinh đạt tỉ lệ là 99,25% học sinh tốt nghiệp THCS.

    Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 vào khóa ngày 27, 28, 29/6/2023. Kết quả điểm trung bình toàn tỉnh đạt 6,72 điểm. Tổng số thí sinh đỗ tốt nghiệp sau phúc khảo là 15.008/15.057 thí sinh dự thi (99,67%).

    Có 30 trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100% gồm các trường: Trường THPT Đốc Binh Kiều, THPT Tân Hiệp, THPT Vĩnh Kim, THPT Dưỡng Điềm, THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Chuyên, THPT Trần Hưng Đạo, THPT Tư thục Ấp Bắc, THPT Chợ Gạo, THPT Vĩnh Bình, THPTNguyễn Văn Thìn, THPT Trương Định, THPT Gò Công, THPT Nguyễn Văn Côn, THPT Gò Công Đông, THPT Tân Phước, THPT Nguyễn Văn Tiếp, THPT Phan Việt Thống, THPT Bình Phục Nhứt, THPT Phước Thạnh, THPT Lê Văn Phẩm, THCS và THPT Long Bình, THPT Bình Đông, THCS và THPT Đoàn Trần Nghiệp, THCS và THPT Phú Thạnh, THCS và THPT Tân Thới, Trung tâm GDNN-GDTX Chợ Gạo, GDNN-GDTX Tân Phước, THPT Thiên Hộ Dương, THPT Trần Văn Hoài.

    4. Hoạt động y tế:

    Trong tháng có 11/44 bệnh truyền nhiễm được ghi nhận, tăng 03 bệnh so với tháng trước.

    Phòng chống bệnh Sốt xuất huyết: trong tháng ghi nhận 350 ca, tính từ đầu năm 2023 đến nay ghi nhận 2.614 ca, giảm 51,1% so cùng kỳ.

    Phòng chống HIV/AIDS: tính đến nay, toàn tỉnh có 6.692 người nhiễm HIV; 1.819 người chuyển sang AIDS; tử vong do AIDS: 1.316 người.

    Tình hình khám chữa bệnh trong 9 tháng năm 2023: tổng số lần khám bệnh 3.251.203 lượt người, tăng 19,4% so cùng kỳ; tổng số người điều trị nội trú 126.730 lượt người, tăng 3,5% so cùng kỳ.

    5. Hoạt động văn hóa - thể thao:

    Hoạt động văn hóa.

    Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 447.938/473.270 hộ đạt 3 tiêu chuẩn Gia đình văn hóa, đạt 94,7%; 1.005/1.005 ấp (khu phố) văn hóa, đạt tỷ lệ 100%; 166/172 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới/phường/thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị (137 xã và 29 phường, thị trấn); 69 chợ văn hóa; 17 công viên văn hóa; 882 con đường văn hóa, 557 cơ sở thờ tự văn hóa.

    Hoạt động văn hóa nghệ thuật: tham gia Liên hoan Hội thi tuyên truyền lưu động “Biển và Hải đảo” Việt Nam (từ ngày 18/5 đến ngày 21/5) tại Hải Phòng với kết quả đạt 2 huy chương vàng và 3 huy chương bạc; tham gia Liên hoan Đàn, hát dân ca 3 miền tại Nghệ An (từ ngày 01/8 đến ngày 05/8) với kết quả đạt được 2 huy chương vàng và 2 huy chương bạc; thực hiện 140 cuộc biểu diễn văn nghệ, chiếu phim phục vụ Nhân dân và các cuộc lễ, 89 suất nhạc nước tại quảng trường Hùng Vương; tổ chức công tác tuyên truyền các ngày lễ, sự kiện lớn theo kế hoạch năm 2023 với 140 băng-rôn, 112 pano, 1.056 cờ các loại, 110 ụ cờ, 10 lượt xe loa cổ động.

    Hoạt động thư viện: Thư viện tỉnh tổ chức Hội báo xuân Quý Mão năm 2023 tại Thư viện và một số thư viện, phòng đọc cơ sở; tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023 tại các địa phương, đơn vị trong tỉnh; tổ chức cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc" tỉnh Tiền Giang năm 2023. Trong 9 tháng năm 2023, Thư viện tỉnh, huyện và phòng đọc cơ sở đã phục vụ hơn 270 nghìn lượt bạn đọc với hơn 527 nghìn lượt sách báo lưu hành.

    Hoạt động bảo tàng: Bảo tàng tỉnh và các khu di tích quốc gia đã đón hơn 125 nghìn lượt khách tham quan; tổ chức các cuộc trưng bày nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn: Giỗ Tổ Hùng Vương, Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Ấp Bắc, kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương Văn hóa Việt Nam, triển lãm Di sản Văn hóa biển, đảo Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại tỉnh Bình Thuận.

    Hoạt động thể dục, thể thao:

    Hoạt động thể dục thể thao cho nhân dân tiếp tục được duy trì và phát triển. Trong 9 tháng năm 2023, có 652.099 người tham gia tập luyện thể dục thể thao, đạt tỷ lệ 36,4%; có 119.112 hộ gia đình tham gia tập luyện thể dục thể thao, đạt tỷ lệ 24,3%.

    Trong 9 tháng năm 2023, tỉnh đã tổ chức 31 giải thể thao, trong đó có 05 giải quốc gia, 03 giải khu vực và 01 giải mở rộng. Đoàn thể thao Tiền Giang tham dự 81 giải, đạt 374 huy chương các loại, (94 HCV, 112 HCB, 168 HCĐ). Trong đó tham dự Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 tại Quảng Ninh với 13 môn, 113 người tham dự 86 nội dung thi đấu với Kết quả đạt 05 HCV; 04 HCB; 16 HCĐ xếp hạng thứ 37/65. Vận động viên Văn Công Quốc tham dự Seagames 32 tại Campuchia môn Võ gậy (Anis) đạt 1 huy chương Bạc. Có 02 vận động viên thuộc môn Taekwondo (Phạm Minh Bảo Kha) và Boxing (Nguyễn Huyền Trân) đủ điều kiện tham dự Asiad lần thứ 19 tổ chức tại Trung Quốc năm 2023.

    6. Trật tự an toàn giao thông (theo báo cáo của ngành Công an):

    Giao thông đường bộ: tai nạn giao thông trong tháng xảy ra 33 vụ, tăng 06 vụ so tháng trước và giảm 04 vụ so cùng kỳ; làm chết 23 người, tăng 04 người so tháng trước và giảm 01 người so cùng kỳ; bị thương 15 người, tăng 02 người so tháng trước và giảm 05 người so cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, xảy ra 198 vụ, giảm 95 vụ so cùng kỳ; làm chết 144 người, giảm 60 người so cùng kỳ và bị thương 99 người, giảm 43 người so cùng kỳ. Thiệt hại tài sản chung trị giá khoảng 2,5 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như: điều khiển xe khi có rượu bia, phóng nhanh vược ẩu, không làm chủ tốc độ; không đi đúng phần đường, làn đường; không nhường đường, vượt đèn đỏ, thiếu quan sát…

    Giao thông đường thủy: trong tháng xảy ra 01 vụ tai nạn, tăng 01 vụ so tháng trước và tăng 01 vụ so cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm đến nay, xảy ra 03 vụ tai nạn, không có người chết và bị thương.

    Tai nạn giao thông trong Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023: trong dịp Tết Nguyên đán xảy ra 06 vụ, giảm 07 vụ so cùng kỳ; làm chết 05 người, giảm 05 người so cùng kỳ; làm 02 người bị thương, giảm 04 người so cùng kỳ.

    Tai nạn giao thông trong 04 ngày nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2022 (tính từ ngày 29/4/2023 đến ngày 03/5/2023): tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 08 vụ, giảm 01 vụ so cùng kỳ; làm 05 người chết, giảm 02 người so cùng kỳ và 04 người bị thương, tăng 02 người so cùng kỳ.

    Tai nạn giao thông trong dịp Lễ 2/9 (tính từ ngày 01/9/2023 đến ngày 04/9/2023): tình hình tai nạn giao thông xảy ra 03 vụ, giảm 04 vụ so cùng kỳ; làm chết 04 người, giảm 02 người so cùng kỳ.

    7. Tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội (theo báo cáo ngành Công an):

    Tình hình an ninh trật tự trong 9 tháng năm 2023 được đảm bảo. Tội phạm về trật tự xã hội ghi nhận 607 vụ, làm chết 15 người, bị thương 133 người, tài sản thiệt hại khoảng 13,9 tỷ đồng, tăng 34 vụ tương đương tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2022; xảy ra chủ yếu tội cố ý gây thương tích, xâm phạm sở hữu với các hành vi như cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, lừa đảo và trộm cắp tài sản... Điều tra khám phá 532 vụ (đạt 81,2%), bắt xử lý 1.021 đối tượng, thu hồi tài sản trị giá khoảng 3,7 tỷ đồng.

    Tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy: phát hiện, xử lý 152 vụ, 182 đối tượng có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, đã khởi tố 144 vụ, 172 bị can và xử lý hành chính 1.063 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy.

    8. Tình hình cháy nổ, môi trường và thiên tai:

    Trong 9 tháng năm 2023, cháy, nổ ghi nhận 09 vụ, giảm 03 vụ so cùng kỳ; tài sản thiệt hại trị giá khoảng 11 tỷ đồng; nguyên nhân chủ yếu do sự cố về điện, người dân bất cẩn trong sử dụng lửa.

    Lĩnh vực môi trường: trong tháng, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 03 vụ vi phạm với số tiền xử phạt là 60 triệu đồng. Tính từ đầu năm đến nay, ghi nhận 14 vụ vi phạm, giảm 09 vụ với số tiền xử phạt là 370,6 triệu đồng.

    Thiên tai: Tình hình thiên tai trong 9 tháng năm 2023, ghi nhận 15 cơn lốc xoáy, giảm 02 cơn lốc so cùng kỳ; 05 căn nhà bị sập, tăng 04 căn; 269 căn nhà bị tốc mái, tăng 50 căn; 18.740 cây ăn trái bị ngã đỗ, tăng 17.755 cây; 35 điểm đê bị sạt lở, giảm 113 điểm đê. Tổng giá trị thiệt hại 83,6 tỷ đồng.

Số liệu ước tháng 9 năm 2023

Các tin cùng chuyên mục:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 29)
Trang:1 - 2 - 3Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối

Một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 02 năm 2024 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2023 của tỉnh Tiền Giang (%)

Chỉ số sản xuất công nghiệp(*)

-18,0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+8,9

Khách quốc tế đến Tiền Giang

+25,9

Thực hiện vốn đầu tư ngân sách nhà nước

-12,3

Chỉ số giá tiêu dùng (*)

+1,05

(*): so với tháng trước.

1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 (xem chi tiết):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2023;

- Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 35,3%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 75,8 - 76,2 triệu đồng/người/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50.400 – 50.650 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8.801 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương 14.456 tỷ đồng;

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 890 doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin
Thông tin người dùng
User Online: 1
Truy cập: 2.013.109
Truy cập tháng: 75.911
User IP: 52.15.63.145

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG
21 đường 30/4, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
ĐT: 0273. 3872582 - Fax: 0273. 3886 952 - Email:tiengiang@gso.gov.vn